Bộ GD-ĐT kiểm tra quá trình chấm thi ở các địa phương TUỆ NGUYỄN |
Bà Trần Phương Mai, cán bộ về tài chính của một tổ chức quốc tế, cho rằng vụ việc gian lận chấm thi ở Hà Giang không chỉ nên “quy” cái sai cho riêng Hà Giang, mà nên đặt vấn đề trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, không chỉ với vai trò của đơn vị quản lý nhà nước, mà là cơ quan đứng ra chỉ đạo tổ chức kỳ thi này.
Theo bà Mai, khi kết quả kỳ thi được các trường dùng để xét tuyển ĐH thì với TS, tính chất quan trọng của kỳ thi là tuyển sinh ĐH chứ không phải là xét tốt nghiệp phổ thông. Nếu giao cho địa phương tổ chức quản lý, tổ chức thi, còn ĐH nhận kết quả, thì chẳng khác nào “kẻ ăn ốc người đổ vỏ”.
Bà Mai đề xuất cho đến khi VN chưa có một tổ chức khảo thí độc lập và uy tín bảo đảm cho quy trình thi cử này, ít nhất Bộ hãy trả lại khâu tuyển sinh cho các trường ĐH hoặc hãy để trường ĐH tổ chức chấm bài.
Theo tiến sĩ Đỗ Thị Ngọc Quyên, một chuyên gia độc lập về giáo dục, lẽ ra theo quy trình chuẩn, trước khi công bố điểm thi là phải rà soát sơ bộ kết quả chấm thi để kiểm tra các bất thường nếu có. Đây là một thao tác bắt buộc để đảm bảo chất lượng. Nếu Bộ đã làm khâu này thì tất cả những bất thường như của Hà Giang chẳng hạn, phải được phát hiện.
Theo tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, để giảm thiểu những vụ gian lận như Hà Giang, tốt nhất Bộ nên tổ chức chấm tập trung các bài thi trắc nghiệm. Cả nước có thể tập trung về 4 cụm để chấm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ.
Vẫn duy trì kỳ thi “hai trong một” Sau sự việc của Hà Giang, báo chí đặt ra không ít nghi ngờ về hiệu quả của việc tổ chức kỳ thi “hai trong một”. Ông Mai Văn Trinh vẫn khẳng định từ năm 2015 đến nay đã trải qua 4 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. “Tại thời điểm hiện tại, mô hình tổ chức này là phù hợp, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì phương thức thi này trong những năm tới nhưng kèm theo những điều chỉnh, thay đổi để kỳ thi ngày một nghiêm túc và có độ tin cậy cao hơn”, ông Trinh cho biết. Tuyết Mai |
Tác giả: Quý Hiên
Nguồn tin: Báo Thanh Niên