Thế giới

Hải quân Mỹ trang bị “siêu chiến hạm” để đánh bại Nga-Trung

Hải quân Mỹ hiện đang gấp rút hoàn tất khâu tích hợp các vũ khí, thiết bị cảm biến và các công nghệ hiện đại, thuộc kế hoạch nhằm chế tạo ra một “siêu chiến hạm” vừa có thể chống tàu ngầm vừa có thể thực thi các chức năng tàu mặt nước.

Học giả quân sự Kris Osborn thuộc tạp chí Scout Warrior đã nhận định như vậy trong bài viết mới đây đăng trên Naitonal Interest, có trích dẫn các quan chức Mỹ.

Đại úy Dan Brintzinghoffer, giám đốc chương trình phát triển siêu chiến hạm, tiết lộ với Scout Warrier rằng: “Bạn có thể vừa triển khai cả 2 sứ mệnh này cùng một lúc. Điều này sẽ khiến chiến hạm có sự cơ động bởi bạn có thể triển khai tàu nhiều cách và nhiều nơi”.

Chiến hạm mới sẽ được tích hợp các công nghệ chống tàu ngầm, bao gồm: các tên lửa phòng không, các vũ khí chống tàu mặt nước như súng máy 30 li và các tên lửa tầm ngắn, trong đó có tên lửa Hellfire. “Khinh hạm vừa trang bị các tên lửa phòng không tầm xa và vừa trang bị tên lửa Hellfire”, ông Brintzinghoffer.

Một số tên lửa phòng không đang được Hải quân Mỹ xem xét bao gồm: tên lửa tấn công hải quân Kongsberg, một biến thể tên lửa Tomahawk hay tên lửa chống hạm tầm xa LRASM do hãng Lockheed và đơn vị nghiên cứu của Lầu Năm Góc-DARPA- chế tạo. Chưa rõ liệu chiến hạm trên sẽ được trang bị các bệ phóng tên lửa dạng đứng có thể phóng các tên lửa tầm xa như tên lửa Tomahawk hay tên lửa Standard 6 hay không. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào các yêu cầu sắp tới của Hải quân Mỹ về trang bị vũ khí trên chiến hạm trên, theo các nhà sản xuất.

Một tên lửa được phóng từ tàu chiến gần bờ của Mỹ. Ảnh: Naitonal Interest


Siêu chiến hạm trên dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2023. Chiến hạm trên là kết quả của sự nỗ lực của Hải quân Mỹ, ban đầu nhằm chế tạo 52 tàu chiến cận bờ (LCS) đa năng hoạt động tại các khu vực nước nông, có trang bị các công nghệ thay thế cho nhau với tên gọi: “các gói nhiệm vụ” cho sứ mệnh rà phá bom mìn, công nghệ chống ngầm và các hệ thống vũ khí của tàu mặt nước.

Tuy nhiên, các nghị sĩ, các chính trị gia và một số quan chức Hải quân Mỹ lập luận rằng các tàu LCS không thể sống sót bất chấp đạt tốc độ đạt trên 70km/h và nhiều lợi thế khác bởi vì tàu này có nguy cơ bị tấn công từ đối phương.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng có mối lo ngại như vậy, cho rằng tàu này sẽ không có đủ vũ khí và các hệ thống phòng thủ cũng như khả năng chiến đấu để thách thức các tàu đối phương.

“LCS được thiết kế là loại tàu sứ mệnh tập trung. Nó có thể thực thi một nhiệm vụ cụ thể tại một thời điểm nào đó và khả năng chiến đấu thực thi sứ mệnh xuất phát từ nhiều sứ mệnh như nói ở trên. Chúng tôi sắp tới có thể chuyển đổi LCS bằng việc thay đổi để cải thiện khả năng chiến đấu và sự tồn tại của tàu này”, ông Hagel nói.

Loại tàu mới này đồng thời sẽ được trang bị 7 tàu cơ động cỡ nhỏ với chiều dài 11m để tác chiến cự ly ngắn và các nhiệm vụ thám hiểm, tìm kiếm và áp sát các tàu khác. Trong khi đó, các công nghệ chống tàu ngầm cũng được trang bị cho tàu này như thiết bị đa năng dò quét bằng sóng âm, thiết bị phát hiện tàu ngầm, cùng nhiều thiết bị cảm biến kết hợp với trực thăng MH-60R săn ngầm.

Trong khi các tàu LCS hiện đang được lực lượng Hải quân sử dụng với lợi thế tốc độ cao, khả năng triển khai và tập trận ở các vùng nước nông cho phép tiếp cận các cảng nước nông, thì các tàu lớn hơn lại không tể tiếp cận. Cho đến nay, các tàu LCS hoạt động rất tốt, các quan chức Hải quân giải thích. Hiện có tới 6 tàu LCS đang được sử dụng, một phát ngôn viên Hệ thống chỉ huy Hải quân Mỹ cho biết.

Tên lửa Tomahawk trong một cuộc tập trận của Nga.


Sáng kiến chế tạo biến thể tàu LCS có khả năng răn đe và có khả năng sinh tồn cao hơn xuất phát từ nỗ lực chỉ đạo nhiều tháng ròng của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hagel và việc lập ra một lực lượng đặc nhiệm chiến đấu mặt nước quy mô nhỏ.

“Trong vòng 7 tháng qua chúng tôi đã đưa ra một loạt các thiết kế và đi đến các thay đổi như đề xuất cũng như các phương án thay thế nhằm cải thiện khả năng sinh tồn và khả năng răn đe. Chúng tôi cuối cùng đã chọn ra mô hình thiết kế và đề xuất với lãnh đạo Hải quân”, ông Brintzinghoffer nói.

Ngoài ra, loại chiến hạm mới còn được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại và mạnh hơn nhiều so với các tàu LCS và so với các tàu tuần dương và tàu khu trục hiện nay, ông giải thích thêm. Hơn nữa, loại chiến hạm này còn được thiết kế để tích hợp các công nghệ và nhiều loại vũ khí mới như súng máy và súng tia laser.

Một phần của lý do phát triển chiến hạm mới này liên quan đến chiến lược mới của lực lượng Hải quân Mỹ để trang bị tốt hơn các tàu với vũ khí tấn công và phòng thủ, cho phép các tàu trên có thể được trang bị tốt hơn với những gì trang bị khả năng chiến đấu ngoài khơi. Trong vòng 15 năm qua hoặc hơn, các chiến dịch do lực lượng Hải quân tập trung vào chống hải tặc, chống khủng bố, đảm bảo tự do hàng hải và kỹ thuật cập cảng, tìm kiếm và truy bắt do các đội cơ động nhỏ có thể đáp lên các tàu chiến khác.

Trong khi Hải quân Mỹ cam kết thực thi tự do hàng hải và hoạt động đảm bảo an toàn cho các tuyến vận tải biển quốc tế, thì chiến lược mới này nhằm mục tiên đảm bảo cả một hạm đội được trang bị các thiết bị cảm biến, công nghệ máy tính, radar, các hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống vũ khí để áp đảo bất cứ một kẻ thù tiềm năng nào. Chiến lược này đảm bảo cho Hải quân Mỹ duy trì các lợi thế về công nghệ trong bối cảnh nền công nghệ toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. Một số các nước đối phương đang tăng cường mua sắm các công nghệ và vũ khí hiện đại cho phép họ thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Chiến lược mới của Hải quân Mỹ còn thiết kế nhằm duy trì hạm đội của Mỹ vượt trội trước lực lượng hải quân các nước trên thế giới và duy vì vị trí lực lượng hải quân hùng mạnh và hiện đại nhất thế giới.

Tác giả bài viết: Vũ Duy (Theo National Interest)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok