Kinh tế

Hái "lộc" măng đắng đầu mùa

Những ngày này, người dân ở các xã vùng cao của huyện biên giới Kỳ Sơn, đang nhộn nhịp mang gùi, cầm cuốc vào rừng thu hái măng đắng. Nhờ làm tốt công tác bảo vệ mà cây măng đắng tự nhiên đã mang lại một nguồn thu không nhỏ cho người dân dịp nông nhàn. Năm nay, măng đắng được mùa nên bà con rất phấn khởi.

Theo chân bà con dân bản Phà Lếch Phay - xã Đoọc Mạy vào rừng thu hái măng đắng, được biết: Khoảng thời gian măng đắng đầu mùa rất ngắn, chỉ chừng một hoặc hơn 2 tháng, tùy vào từng năm, bởi sang xuân, khi có tiếng sấm mưa rào đầu mùa đổ xuống là vị ngọt của măng sẽ mất. Thay vào đó là vị đắng ngắt hoàn toàn. Để tranh thủ kiếm thêm thu nhập cho gia đình, nhiều hộ dân trong bản đang tích cực vào rừng hái măng về bán.
1images1351935 1 3
Những ngày này nhiều người dân ở các xã vùng cao như Huồi Tụ, Mỹ Lý, Mường Lống, Đoọc Mạy, Na Loi, … của huyện biên giới đang tích cực vào rừng thu hái măng đắng về bán kiếm thêm thu nhập.

Ông Gìa Bá Hờ - trưởng bản Phà Lếch Phaychia sẻ: Măng không chỉ là thực phẩm, làm cái ăn cho người dân trong bản của ta, mà nó còn mang lại thu nhập cho người dân từ việc thu hái măng về bán. Trung bình mỗi ngày một người đi thu hái măng mang về thu nhập bình quân từ 80 ngàn đến 100 ngàn đồng nhiều hơn thì từ 100 đến 150 ngàn đồng/ ngày.
2images1351936 2 2
Mỗi ngày, một người dân có thể thu hái được từ 15 - 20kg măng tươi. Với giá từ 10 đến 15 ngàn đồng/kg, một người có thể thu nhập từ 150 đến 200 ngàn đồng/ngày.

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng mà Đoọc Mạy là một trong những xã có diện tích măng đắng tự nhiên nhiều nhất huyện biên giới Kỳ Sơn với trên 2.244ha, nằm tập trung ở các bản Phà Lếch Pay, Noọng Hán, Huồi Viêng…

3images1351937 3 2
Măng đắng là loại cây mọc tự nhiên, ở các khu rừng có nhiệt độ thấp, quanh năm mát mẻ. Ra xuân, cho đến hết tháng 3 dương lịch, khi tiết trời se lạnh kèm theo những cơn mưa xuân, là dấu hiệu một mùa măng bắt đầu.

Trước đây, khi đời sống của người dân còn nhiều khó khăn thì măng đắng là lương thực chính giúp người dân vượt qua mùa giáp hạt. Ngày nay, dù không còn phải ăn măng chống đói nữa nhưng măng tạo ra khoản thu cho bà con đồng bào nơi đây. Mỗi kg măng đắng đầu mùa sẽ được thương lái thu mua với giá dao động từ 10 - 15 ngàn đồng/1kg, có hộ gia đình đi hái măng về bán thì thu nhập khoảng 5 đến 6 triệu đồng/ tháng.
4images1351938 4
Măng đắng được bày bán ở tất cả các chợ của các huyện miền núi Tương Dương, Kỳ Sơn, và Quế Phong, … cùng với các nông sản khác của người dân

Măng đắng là loại cây mọc tự nhiên, ở các khu rừng có nhiệt độ thấp, quanh năm mát mẻ. Ra xuân, cho đến hết tháng 3 dương lịch, khi tiết trời se lạnh kèm theo những cơn mưa xuân, là dấu hiệu một mùa măng bắt đầu. Những búp măng bền bỉ dưới lòng đất bắt đầu nhú lên chừng 1 đến 2cm, là khoảng thời gian măng có vị ngon và ngọt nhất. Thế nên, mỗi mùa măng đến, người dân lại rục rịch chuẩn bị đồ nghề đi hái măng. Cả bản, từ trẻ nhỏ đến các vị cao niên ai ai cũng có thể hái loại măng này vì chỉ cần một con dao, cái cuốc, chiếc gùi là có thể bắt đầu hành trình hái măng đắng. Loại măng này cũng rất dễ chế biến, có thể luộc, nướng, xào hoặc nấu canh.
5images1351939 5 1
Đầu mùa, loại măng này rất ngọt và ngon, được nhiều thực khách ưa chuộng tìm mua.

Từ cây rừng tự nhiên, măng đắng đã trở thành đặc sản của Kỳ Sơn mà bất kỳ du khách nào có dịp ghé qua đều phải thưởng thức và mua về làm quà cho bạn bè, người thân. Giờ đây măng đắng trở thành khoản thu nhập của bà con nơi đây mỗi khi vào mùa.

Tác giả bài viết: Lữ Phú - Đài Kỳ Sơn

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok