Thời phong kiến triều Nguyễn, dân làng đã cắt cử người gồng gánh vào Huế để “thi đấu” cây cảnh với các làng nghề khắp cả nước, và giành được thứ hạng cao.
Ông Vũ Duy Hưng, Chủ tịch hội Sinh vật cảnh (SVC) làng Vỵ Khê ôn lại chuyện cũ: Thuở ấy, cách đây hơn trăm năm, các cụ trong làng cơm đùm cơm nắm, và gồng gánh cả ngàn cây số vào triều Huế hai cây cảnh này. Các cụ gồng gánh theo đúng nghĩa đen, nghĩa là cả chục người khiêng cây bằng đòn càn, quàng dây dưới đáy chậu. Cả tháng trời thì vào đến Huế.
Dưới mỗi gốc cây có một cây con, thường gọi là cây tử khiến gốc cây nhìn không bị trống trải, tạo cảm giác ấm áp cho gốc.
Khoảng hai chục năm trước, có người yêu cây tìm về Điền Xá, xin bỏ tiền làm cho làng cả một con đường trải nhựa để lấy hai cây sanh này, nhưng bà con không chịu.
Năm 1997, một cơn bão to quật đổ cây xoài cổ thụ ở ủy ban xã xuống làm gãy một ngọn của một trong hai cây sanh cổ. Dân làng Vỵ Khê đã cử nghệ nhân giỏi nhất làng để nuôi lại ngọn mới...
Chuyện về làng cây cảnh, theo lời của ông Vũ Duy Hưng, có nhiều truyền thuyết ly kỳ. Có giai đoạn cây cảnh sốt giá, được tư thương Trung Quốc sang lùng mua với giá trên trời.
Khoảng năm 2010, khách Trung Quốc mang cả bao tải tiền sang làng cây để lùng cây quý. Những cây cảnh già cỗi góc ao, góc vườn, có những cây làng nghề “bỏ quên”, được họ dòm ngó, tìm tới trả trăm triệu, cũng có những cây trả cả bạc tỷ.
Dân Vỵ Khê nhiều người giàu lên chỉ trong thời gian ngắn giai đoạn đó. Nhiều người ham giàu, vay mượn ngân hàng đầu tư vào cây hàng chục tỷ đồng....
Vỵ Khê có khoảng 500 hộ gia đình vẫn theo nghiệp tổ tiên, bám trụ với nghề. Hai cây long cổ được cả làng coi như báo vật, được đặt ở vị trí trang trọng tại trụ sở ủy ban xã Điền Xá, như là biểu tượng của một làng nghề có bề dày lịch sử.
Tác giả bài viết: Thái Bình
Nguồn tin: