Vì đâu bế tắc?
ĐT Việt Nam đã có những sự khởi đầu khá ấn tượng dưới triều đại của HLV Nguyễn Hữu Thắng. Tuy nhiên, nhìn từ trận đấu giao hữu với ĐT Indonesia, có thể thấy được vô số việc mà ĐT Việt Nam cần phải làm trước khi tham dự AFF Cup 2016.
Cũng xin nhắc lại, sau bàn thắng của Lê Văn Thắng và Vũ Minh Tuấn, chỉ trong 12 phút, các học trò của HLV Hữu Thắng đã đánh mất thế trận và bị đội chủ nhà gỡ hòa 2-2 trước khi hiệp 1 kết thúc.
Bước sang hiệp 2, ĐT Việt Nam chơi rất mờ nhạt, nếu không nói là lối chơi vô chiêu vô thức. Những pha tấn công ở biên đều bị bắt bài. Thậm chí, HLV Hữu Thắng đã tung tất cả những cầu chơi ở vị trí tiền vệ trái vào sân nhưng đều không mang lại sự hiệu quả.
Trong khi đó, bộ đôi tiền vệ trung tâm là Nguyễn Trọng Hoàng và Ngô Hoàng Thịnh chơi khá mờ nhạt. Hoặc nếu có, họ chỉ mới hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ hàng phòng ngự. Từ việc không kiểm soát được bóng, ĐT Việt Nam đánh rơi thế trận vào tay đối thủ.
ĐT Việt Nam đã có những sự khởi đầu khá ấn tượng dưới triều đại của HLV Nguyễn Hữu Thắng. Tuy nhiên, nhìn từ trận đấu giao hữu với ĐT Indonesia, có thể thấy được vô số việc mà ĐT Việt Nam cần phải làm trước khi tham dự AFF Cup 2016.
Cũng xin nhắc lại, sau bàn thắng của Lê Văn Thắng và Vũ Minh Tuấn, chỉ trong 12 phút, các học trò của HLV Hữu Thắng đã đánh mất thế trận và bị đội chủ nhà gỡ hòa 2-2 trước khi hiệp 1 kết thúc.
Bước sang hiệp 2, ĐT Việt Nam chơi rất mờ nhạt, nếu không nói là lối chơi vô chiêu vô thức. Những pha tấn công ở biên đều bị bắt bài. Thậm chí, HLV Hữu Thắng đã tung tất cả những cầu chơi ở vị trí tiền vệ trái vào sân nhưng đều không mang lại sự hiệu quả.
Trong khi đó, bộ đôi tiền vệ trung tâm là Nguyễn Trọng Hoàng và Ngô Hoàng Thịnh chơi khá mờ nhạt. Hoặc nếu có, họ chỉ mới hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ hàng phòng ngự. Từ việc không kiểm soát được bóng, ĐT Việt Nam đánh rơi thế trận vào tay đối thủ.
Hàng tiền vệ Việt Nam lép vế trước Indonesia.
Sự khác nhau giữa trận thắng 5-2 trước Triều Tiên và hòa 2-2 trước Indonesia, đó là HLV Hữu Thắng sử dụng đội hình B. Đáng chú ý, ông Thắng không có sự phục vụ của hai cầu thủ đang chơi bóng tại Nhật Bản và Hàn Quốc là Tuấn Anh và Xuân Trường, vốn là "ngòi nổ" trong trận đấu trước.
Cũng chính hai tiền vệ này là người người ghi 2 bàn thắng đẹp mắt cho ĐT Việt Nam, khơi nguồn cảm hứng từ dưới sân đến trên khán đài.
Sai lầm và sửa chữa sai lầm
Một trận giao hữu đã giúp cho HLV Hữu Thắng nhận ra những điểm yếu và như đã nói, một trong số đó là khả năng kiến tạo từ khu vực giữa sân.
Dĩ nhiên, từ đây người ta cũng đã thấy được những con tính sai lầm của nhà cầm quân này trong việc tuyển chọn cầu thủ. Không khó nhận ra, ông Thắng đã chọn quá nhiều cầu thủ chạy cánh chứ.
Cụ thể, những cầu thủ này ở CLB thường xuyên bị đẩy ra biên do không cạnh tranh được vị trí với các ngoại binh, hoặc đó là vị trí sở trường, gồm: Nguyễn Văn Toàn (HAGL), Nguyễn Trọng Hoàng (B.Bình Dương), Đinh Thanh Trung (QNK Quảng Nam), Nguyễn Văn Quyết, Phạm Thành Lương (Hà Nội T&T), Trần Phi Sơn (SLNA), Vũ Minh Tuấn (Quảng Ninh), Võ Huy Toàn (SHB Đà Nẵng), Hoàng Đình Tùng (FLC Thanh Hóa).
Nếu kể cả cầu thủ chấn thương không thể tập trung lên ĐTQG là Nghiêm Xuân Tú, thì HLV Hữu Thắng đã gọi đến 10 cầu thủ (trong số 30 người) thường xuyên đá tiền vệ cánh, hoặc tiền đạo cánh ở cấp CLB.
Cái lý của ông Thắng, trong số này, những người như Đình Tùng (9 bàn), Văn Quyết (5 bàn), Văn Thắng (11 bàn) đều có khả năng đá tiền đạo cắm, bởi họ ghi bàn rất nhiều cho CLB.
Tuyệt phẩm của Lê Văn Thắng (Việt Nam vs Indonesia, 9/10/2016)
Cứ cho luận điểm này là đúng, thì hàng tiền vệ của ĐT Việt Nam vẫn rơi vào cuộc khủng hoảng thừa, bởi 7 cầu thủ còn lại sẽ phải cạnh tranh 2 vị trí đá chính.
Trong khi đó, ở giữa sân ĐT Việt Nam lại có lực lượng rất mỏng với việc chỉ có 4 người được gọi là Lương Xuân Trường, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Huy Hùng và Ngô Hoàng Thịnh.
Chính vì thế, khi Yokohama và Icheon United không chị nhả Tuấn Anh và Xuân Trường, ĐT Việt Nam gần như thụ động trong việc tìm người thay thế. Hoặc nếu có thì đó chỉ là sự vá víu tạm thời.
Trong trận đấu với Indonesia, Trọng Hoàng đã chơi tròn vai chứ khó có thể nói anh có một trận xem được, bởi cầu thủ của B.Bình Dương chỉ mới tranh chấp, phòng ngự tốt, còn khâu tấn công lại không để lại dấu ấn nào.
Hữu Thắng chưa có phương án dự phòng tốt cho cặp Xuân Trường - Tuấn Anh.
Với Hoàng Thịnh, bắt cầu thủ dâng lên chuyền bóng phát động tấn công, chẳng khác nào bắt người tiêu phu phải cầm cọ vẽ tranh nghệ thuật. Trong trường hợp, Hung Hùng trở lại thì anh khó lòng đáp ứng được tiêu chí của Hữu Thắng, bởi cầu thủ của QNK Quảng Nam cũng là một tiền vệ phòng ngự.
Rõ ràng, HLV Hữu Thắng cần phải thay đổi về nhân sự. Và công việc ấy sẽ bắt đầu tìm ra những người đóng vai "kép phụ" cho những Xuân Trường, Tuấn Anh, nếu như một trong hai cầu thủ lỡ may không thể dự AFF Cup 2016, hoặc chơi không hiệu quả khi bị đối thủ bắt bài.
Chờ xem, Hữu Thắng sửa sai thế nào, hay lại đi vào lối mòn do chính ông tạo ra?!.
Ăn nhau về cuối Dưới triều đại của HLV Toshiya Miura, ĐT Việt Nam đã khởi đầu như mơ với một loạt trận đấu thắng giòn giã, chẳng hạn như đánh bại ĐT Myanmar 6-0, thắng U23 Việt Nam 3-0, thắng Hồng Kông (TQ) 3-1, hạ U23 Bahrain 3-0… ĐT Việt Nam thời Hữu Thắng cũng khởi đầu ấn tượng như vậy. Và bây giờ người ta xem, đoạn cuối của 2 vị HLV có khác nhau hay không hay lại "thử kêu đốt tịt". |
Tác giả bài viết: Lập Trần
Nguồn tin: