Kinh tế

Giữa tâm bão đại án ngân hàng, ‘ông chủ’ nhà băng vẫn hốt bạc

Giữa tâm bão đại án ngân hàng OceanBank, VNBC, nhiều “ông chủ” ngân hàng vẫn hốt bạc khi vốn hóa thị trường Techcombank, VPBank và VIB bất ngờ tăng vọt.

Trong những ngày cuối tháng 12, thị trường lại nóng lên khi hàng loạt đại án ngân hàng được lật lại. Đó là phiên tòa xử ông Phạm Công Danh– cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và Hội đồng thành viên Tập đoàn Thiên Thanh.

Trước đó, Viện kiểm sát nhân dân tối tối cao đã hoàn tất cáo trạng đề nghị truy tố nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank Hà Văn Thắm cùng 46 bị can khác về các tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

“Lộ diện” giữa tâm bão

Giữa tâm bão đại án ngân hàng, 3 đơn vị ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) đồng loạt công bố sẽ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
co phieu ngan hang

Cổ phiếu VIB, TCB và VPBank sẽ sớm niêm yết trên sàn chứng khoán

Ngày 12/12/2016, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và mã chứng khoán cho Techcombank.

Theo đó, mã chứng khoán Techcombank được cấp là TCB. Số lượng chứng khoán đăng ký hơn 887.8 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị chứng khoán đăng ký hơn 8,878 tỷ đồng, hình thức đăng ký là ghi sổ.

Cũng trong khoảng thời gian này, VSD đã có thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho VIB. Tên chứng khoán của ngân hàng VIB là VIB.

Số lượng chứng khoán đăng ký của VIB là 564,4 triệu cổ phiếu, giá trị chứng khoán đăng ký hơn 5.644 tỷ đồng, tương đương hơn 5.644 tỷ đồng vốn điều lệ, hình thức đăng ký là ghi sổ.

Hồi tháng 11, trong một lần chia sẻ với báo giới, lãnh đạo ngân hàng này cho biết, theo kế hoạch được đại hội cổ đông 2016 thông qua, VIB dự kiến niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2018. Song hiện tại, VIB đã sẵn sàng niêm yết trên sàn UPCoM vào đầu năm 2017.

Giữa tháng 12, VPBank vừa gửi tới các cổ đông có quyền biểu quyết phiếu lấy ý kiến về việc niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng.

Theo VPBank, việc niêm yết cổ phiếu VPBank trên thị trường chứng khoán sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với đăng ký giao dịch UpCOM, mặc dù việc này có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Do đó, Ngân hàng muốn trình Đại hội đồng cổ đông cả việc đăng ký giao dịch UpCOM để có thể đăng ký giao dịch trước khi hoàn tất các thủ tục để niêm yết.

Cổ phiếu tăng vọt

Ngay sau khi thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán của VPBank và TCB được phát đi, những cổ phiếu này nhanh chóng trở thành tâm điểm trên thị trường OTC. Ngoại trừ VIB, cả VPBank và TCB đều tăng mạnh chỉ sau 1 ngày.

Cụ thể, với TCB, trong suốt thời gian gần đây, giá TCB chỉ dao động quanh mức 18.000 đồng/CP. Trong đóm giá chào mua cao nhất chỉ là 17.500 đồng/CP, giá chào bán thấp nhất là 18.500 đồng/CP. Vì giá chào mua và bán khá chênh nhau nên rất ít giao dịch diễn ra thành công.

Tuy nhiên, từ ngày 26/12, sau khi có thông tin TCB sẽ niêm yết, cổ phiếu TCB nhanh chóng tăng 1.200 đồng/CP, tương ứng 7% lên 19.200 đồng/CP. Nhờ vậy, vốn hóa thị trường của Techcombank tăng 1.065 tỷ đồng lên 17.046 tỷ đồng.

Suốt thời gian dài qua, cổ phiếu VPBank thường xuyên giao dịch dưới mệnh giá. Trong những ngày cuối tháng 12, giá cổ phiếu VPBank vẫn chỉ dao động quanh mức 8.500 đồng/CP.

Thế nhưng, tới ngày 26/12, cổ phiếu VPBank bất ngờ tăng 2.200 đồng/CP, tương ứng 26% lên 10.700 đồng/CP. Nhờ cổ phiếu VPBank, vốn hóa thị trường ngân hàng này tăng 2.020 tỷ đồng lên 9.824 tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu VIB không có nhiều biến đổi, vẫn dao động quanh mức 16.400 đồng/CP.

Cổ phiếu TCB và VPBank tăng vọt một phần do các ngân hàng này cùng công bố những khoản lợi nhuận tăng đột biến. Dù vậy, hai ngân hàng này vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro lớn nhất chính là nợ xấu tăng mạnh.

Tại thời điểm cuối quý 3, nợ xấu của Techcombank là 2.460 tỷ đồng, chiếm 1,8%. Trong khi đó, con số này hồi cuối năm 2015 là 1.864 tỷ đồng, chiếm 1,7% tổng dư nợ. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn tăng từ 1.017 tỷ đồng lên 1.439 tỷ đồng.

Cuối quý 3/2016, nợ xấu tại VPBank đạt 4.014 tỷ đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ, tăng đáng kể so với con số nợ xấu 3.145 tỷ đồng, chiếm 2,7% hồi cuối năm 2015.

Tác giả bài viết: Bảo Linh

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok