Khi làm chế độ thêm giờ của học kỳ I, kế toán trường chỉ tính số tiết thêm giờ là 100 tiết/học kỳ (mặc dù học kỳ I ông Hưng dạy thêm 187 tiết).
Các khoản phụ cấp theo lương của ông Hưng hiện nay gồm có: Phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp đặc biệt,… nhưng kế toán trường chỉ dùng lương hiện hưởng cộng với 2 khoản phụ cấp là phụ cấp khu vực và phụ cấp thâm niên nghề để làm cơ sở tính tiền thêm giờ cho ông. Các khoản phụ cấp ưu đãi, phụ cấp đặc biệt không được sử dụng để tính tiền thêm giờ. Ông Hưng hỏi, cách tính này có đúng không?
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:
Tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định: “Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có”.
Tiền lương của 1 giờ dạy thêm được tính cụ thể như sau:
Tiền lương 1 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học/Định mức giờ dạy trên năm) x (Số tiền dành cho giảng dạy (dạy trẻ)/52 tuần)
Ông Lê Trọng Hưng đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được tính trả lương dạy thêm giờ (bao gồm cả mức phụ cấp ưu đãi nghề), nhưng không bao gồm phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc thanh toán dạy thêm giờ phải thực hiện đúng theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013: “Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Nguồn tin: Báo Chính phủ