Giáo dục

Giáo dục Nhật Bản với sự “thống nhất trong đa dạng”

Giáo dục phổ thông Nhật Bản có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tương lai của đất nước. Học sinh trải qua lớp học từ giáo dục tiểu học bắt buộc đến giáo dục nghề nghiệp - ngành học cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết để làm việc trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.

Giáo dục phổ thông: Quyền và nghĩa vụ

Theo luật pháp Nhật Bản, các bậc bố mẹ hoặc người đỡ đầu của đứa trẻ phải quan tâm tới việc học tập của con mình, nghĩa là từ 6 tuổi đến 15 tuổi, đứa trẻ phải được tiếp thu học vấn phổ thông bắt buộc trong khuôn khổ hệ thống giáo dục phổ thông.

Một trong những đặc điểm nổi bật của giáo dục phổ thông bắt buộc ở Nhật Bản là hầu như 100% trẻ em đến trường. 99,8% trẻ em Nhật học các môn bắt buộc, cao hơn so với ở Anh, Pháp và Trung Quốc, nơi tỷ lệ này chỉ đạt 99%. Liên quan tới giáo dục mầm non, trẻ em Nhật đi nhà trẻ vào năm 3 tuổi. Nhưng giáo dục mầm non không được miễn phí, các bậc bố mẹ có thể tự quyết định gửi con vào nhà trẻ hay không.

Đối với trẻ em nước ngoài đang sinh sống ở Nhật, giáo dục phổ thông không bắt buộc, nhưng nếu đứa trẻ học trường công thì được miễn phí, kể cả miễn phí sách giáo khoa, giống như các bạn cùng lớp người Nhật Bản.

Nhiều cơ hội lựa chọn sau khi hoàn thành giáo dục bắt buộc

Một trong những đặc điểm nổi bật của giáo dục phổ thông bắt buộc ở Nhật Bản là hầu như 100% trẻ em đến trường. 99,8% trẻ em Nhật học các môn bắt buộc, cao hơn so với ở Anh, Pháp và Trung Quốc, nơi tỷ lệ này chỉ đạt 99%. Liên quan tới giáo dục mầm non, trẻ em Nhật đi nhà trẻ vào năm 3 tuổi. Nhưng giáo dục mầm non không được miễn phí, các bậc bố mẹ có thể tự quyết định gửi con vào nhà trẻ hay không.

Năm 16 tuổi, sau khi hoàn thành giáo dục bắt buộc, học sinh Nhật có một số cơ hội tiếp tục học tập. Đó là 3 năm học ở trường THPT, trường dạy nghề phổ thông ban ngày và trường trung cấp kỹ thuật chuyên nghiệp (ví dụ, trung cấp kỹ thuật nông nghiệp, xã hội...) hoặc các trường buổi tối, hàm thụ dành cho giới thanh niên đang làm việc. Ngoài ra còn có cả các trường THPT chuyên nghiệp với 5 năm học nghề. Sau khi tốt nghiệp trường trung học, có 98,1% học sinh chọn một trong những phương án nói trên và tiếp tục học tập.

Thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều các trường phổ thông “kết hợp” 6 năm giữa trường THCS và THPT. Người ta cho rằng, mô hình này làm tăng cơ hội vào học các trường đại học danh tiếng, vì vậy hàng năm, số lượng học sinh vào học các trường này tăng lên.

Còn có một số loại hình trường đại học mà để nhập học cần phải tốt nghiệp trường THPT: Các trường cao đẳng với chương trình đào tạo 2 năm, các trường đại học (cấp bằng cử nhân) và các trường cao đẳng kỹ thuật với thời gian học hơn hai năm. Sau khi nhận bằng cử nhân, học sinh có thể học tiếp nghiên cứu sinh gồm chương trình cao học (2 năm) và tiến sĩ (3 năm).

Dạy nghề, một phần không thể thiếu của hệ thống giáo dục

Trong phạm vi hệ thống giáo dục nghề nghiệp tồn tại các trường chuyên nghiệp để cung cấp các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho một loại hình hoạt động nghề nghiệp nào đó, tên của nó là senmon gakkō (“trường dạy nghề”).

Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng lao động có thể trả toàn bộ hoặc một phần học phí cho nhân viên của mình nếu việc học tập ở trường cần thiết cho công việc của công ty, xí nghiệp. Đây là lý do vì sao ngày càng có nhiều học sinh, cán bộ văn phòng lựa chọn học thêm nghề ở các trường này.

Học viên theo học ở đây là những người đã tốt nghiệp trường THPT. Tại các trường trung cấp kỹ thuật, người ta đào tạo không chỉ các nghề nấu ăn, kỹ thuật và nông nghiệp mà còn cả nghề thiết kế và ngoại ngữ. Học sinh các trường trung cấp kỹ thuật có thể chọn chương trình trò chơi điện tử, nghề diễn viên điện ảnh hay trở thành vận động viên thể thao.

Có rất nhiều cơ hội lựa chọn môn học, ví dụ, tại Trường Mode Gakuen, học viên có thể học thiết kế thời trang, thêu và trang trí nội thất. Tại Trường Trung cấp Kỹ thuật HAL, người ta đào tạo các chuyên gia sản xuất đồ chơi điện tử, đồ họa điện tử và phim hoạt hình, Trường thiết kế Kuvasava đã đào tạo nhiều nhà thiết kế tài năng.

Hầu như tất cả các trường trung cấp kỹ thuật đều cấp bằng đào tạo nghề cần thiết để tìm việc làm. Vì vậy, học sinh hoặc các cán bộ văn phòng muốn học một nghề nhất định có thể kết hợp vừa làm vừa học tại trường trung cấp kỹ thuật.

Tác giả: Trần Hậu

Nguồn tin: Báo Giáo dục & Thời đại

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok