Tuần trước, sau khi Vietcombank công bố cắt giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên và khởi nghiệp còn 6%/năm (giảm 1 - 2%/năm), LienVietPostBank cũng giảm lãi suất cho vay 1 - 1,5%/năm.
Và đầu tuần này, từ ngày 17/10, BIDV cũng công bố giảm mạnh lãi suất cho vay (từ 1 - 1,5%/năm so với trước đây). Đối tượng được hưởng ưu đãi thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên; các doanh nghiệp khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực môi trường; doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thường xuyên từ 3 năm trở lên và có năng lực tài chính, vốn tự có tham gia phương án sản xuất kinh doanh… Ngoài ra, ngân hàng này còn áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn VND tối đa 5,5%/năm đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình chịu ảnh hưởng lũ lụt tại các tỉnh miền Trung.
Trước đó, đầu tháng 10 này, Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) cũng công bố gói tín dụng ưu đãi khi đồng loạt giảm lãi suất đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Với cá nhân vay mới, HDBank giảm lãi suất cho vay tối đa 1%/năm xuống còn 10,5%/năm.
Việc Vietcombank, LienVietPostBank, BIDV... cắt giảm lãi suất cho vay từ 1 - 2%/năm được kỳ vọng sẽ tạo một mặt bằng lãi suất mới cho thị trường (ảnh minh họa).
Như vậy, động thái cắt giảm mạnh lãi suất cho vay của một số ngân hàng thương mại không chỉ xóa bỏ tâm lý nghi ngại về việc khó có thể giảm được lãi suất dịp cuối năm, mà thậm chí còn cho thấy lãi suất có thể giảm rất mạnh, hơn cả kỳ vọng của thị trường.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank, hiện có 4 “động lực” để ngân hàng mạnh tay giảm lãi suất. Đó là: nguồn lực tài chính với vốn rẻ dồi dào; chiến lược thu hút khách hàng tại thời điểm này; bám sát tín hiệu thị trường và thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam về việc góp phần kiềm chế lạm phát, tỷ giá thông qua công cụ lãi suất; đồng thời hỗ trợ sản xuất kinh doanh phát triển.
“Hạ lãi suất là cơ hội để ngân hàng thu hút khách hàng tốt trong dài hạn, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm chi phí, phát triển sản xuất kinh doanh. Theo đó, cả ngân hàng và nền kinh tế đều có lợi”, TS. Nguyễn Đức Hưởng nhấn mạnh.
Đợt giảm lãi suất lần này, theo TS. Nguyễn Đức Hưởng, sẽ tạo một mặt bằng lãi suất mới cho thị trường.
Đề cập tới việc nhiều ngân hàng lớn đồng loạt giảm lãi suất huy động lẫn cho vay có thể khiến dòng vốn huy động chảy sang các ngân hàng nhỏ, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch Vietcombank cho rằng, không đáng lo ngại. Ông lý giải, 4 ngân hàng quốc doanh đang chiếm 50% vốn huy động nên dù các ngân hàng nhỏ huy động kiểu gì thì đến khi cho vay cũng bị giới hạn theo mức tăng trưởng.
"Đến lúc tự các ngân hàng nhỏ cũng không có nhu cầu huy động nữa. Chưa kể như tại Vietcombank, hơn 60% vốn huy động trong 9 tháng qua đến từ thể nhân, dân cư chứ không phải doanh nghiệp dù mặt bằng lãi suất huy động thấp", ông Thành nói.
Ông Nghiêm Xuân Thành cũng hy vọng, việc tiên phong giảm lãi suất cho vay sẽ là động lực để các ngân hàng khác cùng hỗ trợ doanh nghiệp hạ chi phí vay. Bởi, "thanh khoản của các ngân hàng khác hiện cũng tốt nên vẫn có thể giảm được. Doanh nghiệp khỏe thì ngân hàng mới khỏe được", ông Thành nói.
Tất nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, không thể đòi hỏi ngân hàng nào cũng phải thực hiện được việc giảm lãi suất mà từng ngân hàng đều phải phải liệu cơm gắp mắm. Bởi trên thực tế, các ngân hàng nhỏ vẫn đang đứng trước áp lực phải chuẩn bị nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng các tiêu chuẩn mới của Thông tư 06. Hay những ngân hàng có nhiều nợ xấu bán cho VAMC mà tốc độ xử lý vẫn còn chậm thì rất khó giảm lãi suất.
Do đó, cũng có ý kiến cho rằng, việc giảm lãi suất cho vay lần này chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn, không có nhiều tác động đến doanh nghiệp. Vì các doanh nghiệp cần vốn trung dài hạn nhiều hơn để họ đầu tư vào dự án sản xuất kinh doanh mới.
Thẩm tra Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, định hướng giảm lãi suất cho vay là cần thiết nhưng cần tuân thủ nguyên tắc thị trường, không nên can thiệp hành chính. Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần có các giải pháp quyết liệt xử lý nợ xấu, tăng cường quản trị ngân hàng để các tổ chức tín dụng giảm chi phí trong hoạt động, từ đó giảm lãi suất cho vay.
Và đầu tuần này, từ ngày 17/10, BIDV cũng công bố giảm mạnh lãi suất cho vay (từ 1 - 1,5%/năm so với trước đây). Đối tượng được hưởng ưu đãi thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên; các doanh nghiệp khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực môi trường; doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thường xuyên từ 3 năm trở lên và có năng lực tài chính, vốn tự có tham gia phương án sản xuất kinh doanh… Ngoài ra, ngân hàng này còn áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn VND tối đa 5,5%/năm đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình chịu ảnh hưởng lũ lụt tại các tỉnh miền Trung.
Trước đó, đầu tháng 10 này, Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank) cũng công bố gói tín dụng ưu đãi khi đồng loạt giảm lãi suất đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Với cá nhân vay mới, HDBank giảm lãi suất cho vay tối đa 1%/năm xuống còn 10,5%/năm.
Việc Vietcombank, LienVietPostBank, BIDV... cắt giảm lãi suất cho vay từ 1 - 2%/năm được kỳ vọng sẽ tạo một mặt bằng lãi suất mới cho thị trường (ảnh minh họa).
Như vậy, động thái cắt giảm mạnh lãi suất cho vay của một số ngân hàng thương mại không chỉ xóa bỏ tâm lý nghi ngại về việc khó có thể giảm được lãi suất dịp cuối năm, mà thậm chí còn cho thấy lãi suất có thể giảm rất mạnh, hơn cả kỳ vọng của thị trường.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank, hiện có 4 “động lực” để ngân hàng mạnh tay giảm lãi suất. Đó là: nguồn lực tài chính với vốn rẻ dồi dào; chiến lược thu hút khách hàng tại thời điểm này; bám sát tín hiệu thị trường và thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam về việc góp phần kiềm chế lạm phát, tỷ giá thông qua công cụ lãi suất; đồng thời hỗ trợ sản xuất kinh doanh phát triển.
“Hạ lãi suất là cơ hội để ngân hàng thu hút khách hàng tốt trong dài hạn, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm chi phí, phát triển sản xuất kinh doanh. Theo đó, cả ngân hàng và nền kinh tế đều có lợi”, TS. Nguyễn Đức Hưởng nhấn mạnh.
Đợt giảm lãi suất lần này, theo TS. Nguyễn Đức Hưởng, sẽ tạo một mặt bằng lãi suất mới cho thị trường.
Đề cập tới việc nhiều ngân hàng lớn đồng loạt giảm lãi suất huy động lẫn cho vay có thể khiến dòng vốn huy động chảy sang các ngân hàng nhỏ, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch Vietcombank cho rằng, không đáng lo ngại. Ông lý giải, 4 ngân hàng quốc doanh đang chiếm 50% vốn huy động nên dù các ngân hàng nhỏ huy động kiểu gì thì đến khi cho vay cũng bị giới hạn theo mức tăng trưởng.
"Đến lúc tự các ngân hàng nhỏ cũng không có nhu cầu huy động nữa. Chưa kể như tại Vietcombank, hơn 60% vốn huy động trong 9 tháng qua đến từ thể nhân, dân cư chứ không phải doanh nghiệp dù mặt bằng lãi suất huy động thấp", ông Thành nói.
Ông Nghiêm Xuân Thành cũng hy vọng, việc tiên phong giảm lãi suất cho vay sẽ là động lực để các ngân hàng khác cùng hỗ trợ doanh nghiệp hạ chi phí vay. Bởi, "thanh khoản của các ngân hàng khác hiện cũng tốt nên vẫn có thể giảm được. Doanh nghiệp khỏe thì ngân hàng mới khỏe được", ông Thành nói.
Tất nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, không thể đòi hỏi ngân hàng nào cũng phải thực hiện được việc giảm lãi suất mà từng ngân hàng đều phải phải liệu cơm gắp mắm. Bởi trên thực tế, các ngân hàng nhỏ vẫn đang đứng trước áp lực phải chuẩn bị nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng các tiêu chuẩn mới của Thông tư 06. Hay những ngân hàng có nhiều nợ xấu bán cho VAMC mà tốc độ xử lý vẫn còn chậm thì rất khó giảm lãi suất.
Do đó, cũng có ý kiến cho rằng, việc giảm lãi suất cho vay lần này chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn, không có nhiều tác động đến doanh nghiệp. Vì các doanh nghiệp cần vốn trung dài hạn nhiều hơn để họ đầu tư vào dự án sản xuất kinh doanh mới.
Thẩm tra Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, định hướng giảm lãi suất cho vay là cần thiết nhưng cần tuân thủ nguyên tắc thị trường, không nên can thiệp hành chính. Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần có các giải pháp quyết liệt xử lý nợ xấu, tăng cường quản trị ngân hàng để các tổ chức tín dụng giảm chi phí trong hoạt động, từ đó giảm lãi suất cho vay.
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV sáng 20/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Với lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, nợ xấu tiếp tục được xử lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. Tín dụng đối với nền kinh tế đến nay tăng 11,24%. Một số tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay khoảng 0,5 - 1,5%. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ, thị trường vàng ổn định; dự trữ ngoại hối đạt trên 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. |
Tác giả bài viết: Nguyễn Hiền
Nguồn tin: