Số hóa

Giải thích công nghệ màn hình siêu sáng MLCD+ của LG G7 ThinQ

Cuộc cạnh tranh giữa màn hình OLED và LCD dường như không bao giờ có điểm dừng, tuy nhiên sự xuất hiện của LG G7 ThinQ đã thay đổi cục diện với công nghệ hiển thị mới MLCD+. Thay vì sử dụng tấm nền OLED cao cấp thì LG lại lựa chọn sử dụng công nghệ LCD trên mẫu flagship mới nhất của hãng. Đây là một quyết định khá bất ngờ của nhà sản xuất Hàn Quốc bởi trước đó, mẫu LG V30 của hãng đã chuyển sang sử dụng tấm nền OLED.

LG G7 ThinQ. Nguồn: CNET

Màn hình MLCD+ của KG G7 ThinQ thực chất vẫn dựa trên công nghệ LCD hiện có. Ngoài các màu pixel đỏ, xanh lá cây và xanh lam trên màn hình LCD truyền thống, màn hình MLCD + thêm một pixel màu trắng thứ tư để tăng độ sáng tối đa. LG G7 tự hào với màn hình đạt khả năng đạt độ sáng tối đa lên đến 1000 nits và đây cũng là lý do vì sao LG gọi màn hình của G7 ThinQ là "Super Bright Display" (màn hình siêu sáng). Đó cũng là một lợi ích tiềm năng để chơi các video đòi hỏi tỷ lệ tương phản cao như HDR.

Pixel màu trắng hiển thị ra trên đèn nền của bảng điều khiển chỉ với lớp phân cực ánh sáng tinh thể lỏng ở trên cùng để điều chỉnh độ sáng – mà không cần bộ lọc màu. Bộ lọc màu LCD vốn không hiệu quả lại còn chặn một số ánh sáng đầu ra, gây lãng phí điện năng và làm mờ độ sáng tối đa.

Để tạo ra màu trắng trên màn hình LCD thì bộ lọc ánh sáng trắng phải thông qua 3 bộ lọc màu, mỗi bộ lọc chặn hai phần ba quang phổ và sau đó kết hợp lại tại đầu ra. Điều này cực kỳ lãng phí điện năng. Với pixel màu trắng chuyên dụng, MLCD + có thể tiết kiệm điện năng cho bảng nền, đồng thời vẫn tạo ra ánh sáng trắng dễ nhìn hơn so với màn hình LCD hệ màu RGB truyền thống. Bạn cũng có thể bật đèn nền để tăng độ sáng tối đa lên tầm cao mới.

Độ phân giải cao

Hình trên minh họa vị trí pixel màu trắng bổ sung này trên công nghệ LG Display mới – chiếm một phần tư trong một sọc pixel RGB truyền thống. Mỗi pixel màu đầy đủ trong bảng MLCD+ bao gồm các điểm ảnh phụ - subpixel RGBW (RGBW bao gồm 4 màu: trắng, đỏ, xanh lá, xanh dương) thay vì bảng màu RBG truyền thống.

Điều này liên quan đến mật độ subpixel trên độ phân giải bảng nhất định. Kích thước subpixel có thể được giảm xuống để tăng tổng số lượng, nhưng điều này lại cản trở việc cải thiện độ sáng tối đa vì các pixel nhỏ hơn sẽ bị mờ đi. Thay vào đó, subpixel có thể được giữ nguyên kích thước, nhưng với ít pixel màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương hơn trên màn hình. Về lý thuyết, điều này sẽ dẫn đến độ phân giải thấp hơn.

Công nghệ mà LG Dislay sử dụng cho bảng nền G7 vẫn chưa được tiết lộ, do đó, khó có thể nói chính xác về độ phân giải. Thêm vào đó, số lượng pixel cũng không nói được đầy đủ về độ phân giải. Ủy ban quốc tế về đo lường hiển thị (ICDM) cho biết tiêu chuẩn đo lường dựa trên mức điều chế tương phản để làm yếu tố xác định. Nói cách khác, đó là khả năng giải quyết giải quyết chi tiết, nội dung có độ tương phản cao của bảng điều khiển.

Vì vậy, miễn là bảng điều khiển 3,120 x 1,440 MLCD + của LG G7 có đủ độ sắc nét để giải quyết độ phân giải với mức điều chế tương phản đạt trên 95%, thì về cơ bản màn hình LG G7 phù hợp với các độ phân giải tương tự. Thiết kế điểm ảnh phụ RGBW đáp ứng các tiêu chí hiển thị 4K, vì vậy bảng điều khiển của G7 có thể coi là ứng viên sáng giá trên thị trường. Với mật độ điểm ảnh cao này, LG G7 cũng đã vượt qua điểm ảnh riêng lẻ thể nhìn bằng mắt thường, do đó, khiến công nghệ cực kỳ phù hợp với điện thoại thông minh.

Giảm tiêu thụ điện năng

Trong khi LG quảng cáo rầm rộ về độ sáng “vô đối” của màn hình G7, lợi ích thực sự của bảng điều khiển MLCD + là mức tiêu thụ pin. Người dùng cực kỳ quan tâm về sự kết hợp của một màn hình độ phân giải cao và dung lượng pin 3.000mAh. Liệu rằng mức pin này có đủ cho độ phân giải cao vượt trội như trên?

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng pixel màu trắng dẫn đến màn hình sáng hơn hoặc khả năng đạt được độ sáng tương tự như bảng điều khiển truyền thống nhưng với mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn. Các kỹ sư của LG Display cho biết mức tiêu thụ điện năng của MLCD+ cũng thấp hơn so với màn hình OLED. Đây có thể là nguyên nhân cho quyết định chọn công nghệ này thay vì POLED mà công ty sử dụng cho V30. Màu sắc cần được kiểm soát cẩn thận do có thêm điểm ảnh màu trắng, đặc biệt khi độ sáng của bảng điều khiển thay đổi. Khá may mắn vì đến thời điểm LG G7 vẫn chưa gặp bất cứ vấn đề gì với công nghệ hiển thị.

LG Display đã thực hiện so sánh bảng LCD thông thường và MLCD+ ở cùng độ sáng. Kết quả cho thấy bảng MLCD + tiêu thụ chỉ khoảng một nửa mức năng lượng so với của màn hình LCD. Màn hình MLCD + của LG đặt mục tiêu cải thiện 33% hiệu suất năng lượng so với màn hình LCD thông thường. Màn hình tiêu thụ nhiều năng lượng hơn bất kỳ thành phần nào trên điện thoại thông minh và quá trình duyệt web là một trong những tác vụ phổ biến nhất. Vì vậy với màn hình MLCD+, LG G7 có thể cải tiến đáng kể về tuổi thọ pin.

Tổng kết

Màn hình MLCD + của LG G7 ThinQ là một cải tiến đáng chú ý của công nghệ smartphone so với việc sử dụng công nghệ LCD thông thường. Đây là sự lựa chọn lý tưởng để xem ngoài trời với màn hình siêu sáng kết hợp với độ phân giải cao 3.120 x 1.440 pixel, tỷ lệ khung hình 19,5: 9, viền siêu mỏng và tiết kiệm năng lượng.

Màn hình subpixel RGBW rất phù hợp với điện thoại thông minh. Điện thoại có thể hưởng lợi từ thời lượng pin dài và loại bỏ một số pixel cho chức năng thay thế mà không tạo ra sự khác biệt về chất lượng hiển thị.

Tác giả: Thanh Hà

Nguồn tin: viettimes.vn

  Từ khóa: LG G7 ThinQ , màn hình , công nghệ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok