Kinh tế

Giá vàng hôm nay 15/8: Vượt lên áp lực, vàng đe dọa lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay 15/8 điều chỉnh giảm từ đỉnh cao 9 tuần do giới đầu tư chốt lời sau khi căng thẳng Mỹ -Triều Tiên hạ nhiệt và đồng USD tăng giá. Tuy nhiên, vàng vẫn rập rình tăng giá vì bất ổn chưa thể tan biến trong ngắn hạn.

Mở cửa lúc 8h30 sáng 15/8, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết ở mức: 36,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,38 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 50 ngàn đồng/lượng chiều mua vào và giảm 40 ngàn đồng chiều bán ra so với chiều qua.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,22 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,44 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 60 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chiều ngày 14/8.

Tới đầu giờ sáng 15/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay giảm 6,8 USD xuống 1.281,9 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York giảm 6 USD xuống 1.288,0 USD/ounce.

Hiện giá vàng cao hơn 11,4% (+131 USD/ounce) so với cuối năm 2016. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 35,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn giá vàng trong nước 900 ngàn đồng/lượng.

Giá vàng đe dọa lâp định mới.

Giá vàng thế giới đêm qua điều chỉnh giảm từ đỉnh cao 9 tuần do giới đầu tư chốt lời sau khi căng thẳng Mỹ -Triều Tiên hạ nhiệt và đồng USD tăng giá. Tuy nhiên, vàng vẫn rập rình tăng giá vì bất ổn chưa thể tan biến trong ngắn hạn.

Vàng giảm giá chủ yếu do căng thẳng Mỹ và Triều Tiên giảm bớt đôi chút sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ngoại trưởng Mỹ cũng như một số quan chức trong chính quyền Donald Trump cho biết họ đang cố gắng hướng tới mục đích phi hạt nhân hóa tại Triều Tiên thông qua biện pháp ngoại giao. Trung Quốc cũng cho biết nước này đã cấm một số mặt hàng nhập khẩu từ Triều Tiên.

Vàng giá còn do giới đầu tư chốt lời sau khi mặt hàng này tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Tính từ đầu năm, giá vàng thế giới đã tăng khoảng 12%.

Mặc dù giảm nhưng sức cầu đối với vàng còn rất lớn. Cho dù đồng USD giảm và căng thẳng Mỹ Triều hạ nhiệt nhưng vàng được dự báo có thể sớm lập đỉnh mới, tăng lên ngưỡng 1.400 USD/ounce trong khoảng thời gian từ giờ tới cuối năm bởi yếu tố cốt lõi dẫn tới xung đột Mỹ - Triều khó có thể giải quyết trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ vàng Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ gia tăng khi 2 quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới sắp bước vào mùa cao điểm.

Phân tích kỹ thuật cho thấy, có nhiều tín hiệu cho thấy vàng sẽ tăng giá trong ngắn hạn. Ngưỡng kháng cự gần nhất là: 1.298,1 USD/ounce và sau đó là: 1.300 USD/ounce. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất là: 1.280,3 USD/ounce và sau đó là 1.275 USD/ounce.

Trên thị trường vàng trong nước, trong phiên giao dịch hôm qua, giá vàng trong nước tăng 40-50 đồng so với cuối phiên giao tuần trước.

Chốt phiên 14/8, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 36,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,42 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,28 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,50 triệu đồng/lượng (bán ra).

Theo Doji, trước diễn biến hồi phục mạnh mẽ của giá vàng thế giới, do nhu cầu tìm kiếm tài sản an toàn của giới đầu tư, giá vàng trong nước cũng ghi nhận sự chuyển biến rõ nét, khi thẳng tiến sát ngưỡng 36,5 triệu đồng/lượng - mức cao nhất trong gần 4 tháng qua.

Tuy nhiên, thị trường trong nước mới chỉ tương tác ở khía cạnh tăng giá nhưng chưa thu hút được nhu cầu đầu tư. Cũng bởi vậy, tín hiệu ấm dần của giá vàng chưa đủ sức giúp cho thị trường trong nước diễn biến sôi động ở phiên cuối tuần.

Lồng ghép các yếu tố vĩ mô kinh tế chính trị của thị trường thế giới, nhiều chuyên gia nhận định rằng: trong tuần mới này, kim quý vàng tiếp tục tìm kiếm xu hướng và chắc chắn sức hút của vàng sẽ còn nhiều diễn biến bất ngờ hơn nữa trong ngắn hạn.

Tác giả: V. Minh

Nguồn tin: Báo VietNamNet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok