Thời gian gần đây, nhiều người trồng chuối tại các tỉnh phía Nam đang đứng ngồi không yên, khóc ròng vì giá chuối xuống thấp kỷ lục. Nhiều chủ vườn buộc phải để chuối chín rục tại vườn rồi vứt cho dê ăn hoặc bán đổ bán tháo cho thương lái với giá rẻ mạt để mong vớt vát lại vốn.
Theo ghi nhận thực tế của PV báo Người Đưa Tin, tại các tỉnh phía Nam, người dân đều phải chịu chung cảnh đau đớn nhìn vườn chuối bạt ngàn chín rục.
Cụ thể, tại xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - nơi có diện tích trồng chuối lên đến hơn 100 ha, người dân chủ yếu trồng chuối hương, chuối già, chuối cao, chuối bơm, chuối sứ,… Các loại chuối này thường được xuất bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Bà Nguyễn Thị Hường có vườn rộng hơn 1,5ha với khoảng 3.000 gốc chuối cho biết, khoảng gần một tháng nay giá chuối giảm xuống chỉ còn gần 1.000 đồng đến hơn 2.000 đồng/kg nhưng bà vẫn chấp nhận bán. Trong khi đó, nhiều năm trước, giá chuối tại thời điểm này giao động từ 14.000 đồng đến khoảng 17.000 đồng/kg.
“Giá chuối giảm là do cung vượt cầu. Gần đây, thị trường Trung Quốc ngưng tiêu thụ chuối, thương lái không còn mua chuối xuất đi Trung Quốc nên xảy ra tình trạng ùn ứ. Trung bình cứ mỗi vườn chuối là đã có từ 2-3 tấn chuối “quá tuổi” hoặc chín rục cây. Nhà tôi hiện tại đang có gần 5 tấn chuối đã đến độ tuổi phải thu hoạch nhưng không có người mua nên đành để chín và cũng không có cách nào xử lý”, bà Hường tâm sự.
Xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom cũng là một trong những vựa chuối lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang phải chịu cảnh tương tự. Nhiều hộ dân vẫn dài cổ mong giá chuối khởi sắc trở lại để gỡ gạc. Cảnh tượng những buồng chuối “quá tuổi” được phủ kín bằng bọc nilon, thương lái kén thu mua là điều không xa lạ với người đi đường khi đi ngang các vườn chuối. Trong khi đó cũng theo ghi nhận, nhiều vườn chuối ở các tỉnh như Bà Rịa -Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Thuận cũng chịu chung cảnh ngộ.
Người dân vẫn đang đứng ngồi không yên vì giá chuối sụt giảm, công chăm bón khoảng chín tháng qua coi như mất trắng. Gia đình anh Lê Hồng Khuyên ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, cho biết nhà anh trồng được 8 ha chuối. Mấy hôm nay, anh Khuyên đã liên hệ các trạm cân chuối trên địa bàn để bán số chuối vừa thu hoạch nhưng không có nơi nào mở cửa thu mua.
“Chỉ bán được một số ít chuối đẹp, người ta mua về thờ cúng và ăn chứ chuối tàm tạm không ai mua nữa. Nếu tình trạng này kéo dài, không biết dân trồng chuối lấy gì ăn”, anh Khuyên buồn bã nói.
Thương lái cũng “bó tay”
Không chỉ người nông dân, nhiều thương lái cũng chịu chung cảnh ngộ là “mất công việc” vì mua chuối không xuất đi được nên đành ở nhà chờ chuối lên giá. Ông Nguyễn Minh Tân, chủ vựa thu mua chuối cho biết: “Nguyên nhân giá chuối giảm mạnh do Trung Quốc không bị mất mùa như năm trước, sản lượng chuối tại nước họ dồi dào đủ cung cấp thị trường trong nước. Trong khi đó, diện tích chuối trên địa bàn tăng mạnh cộng với việc trồng nhỏ lẻ, không đủ tiêu chuẩn nên tính cạnh tranh không cao. Trong dịp tết vừa rồi, thương lái Trung Quốc ngưng nhập hàng khiến lượng hàng dồn ứ, hàng chục tấn chuối chín rục trên cây. Tại các thị trường như Nhật và các nước khác, họ yêu cầu chuối đạt chuẩn rất cao, lựa chọn kỹ nhưng chuối của người dân không đạt yêu cầu nên không thể xuất qua các nước này”.
Bà Nguyễn Thị Mai, một thương lái chuyên đến các vùng như huyện Thống Nhất, huyện Định Quán, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai thu mua chuối, cho biết thời gian này chủ vựa thông báo thị trường Trung Quốc giảm mua nên hạn chế nhập chuối. Do vậy, thương lái cũng ít vào vườn thu mua.
“Thông thường giá các loại chuối ít biến động nhiều và nhất là vào dịp đầu năm giá chuối thường rất cao chứ không phải như bây giờ. Trước đây, giá chuối có giảm thì cũng chỉ giảm nhẹ nhưng giảm vào lúc dân thu hoạch chuối hàng loạt còn bình thường ít giảm. Tuy nhiên, năm nay, giá chuối giảm tận đáy, 1.000 đồng/kg vẫn không muốn mua, lựa chuối đẹp mới mua”, bà Mai thông tin.
Về vấn đề này, ông Vũ Đức Từ, Phó trưởng ấp Trường An, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom cho biết thời gian gần đây, người nông dân rất khổ tâm vì chuối đang vào mùa thu hoạch nhưng mất giá. Hiện tại thương lái không thu mua hoặc chỉ thu mua với giá rất rẻ nên người dân bán như cho.
“Nông dân toàn gặp nghịch cảnh, khi giá cao quá thì lại đổ xô mua giống về trồng mới nên coi như của nả cũng đổ vô cây giống. Sau đó, ai cũng trồng thì lại cung vượt cầu, thương lái không chịu thu mua nên ôm hết vào nhà, lỗ nặng. Hơn nữa có nhiều thương lái cũng chịu chung cảnh vì lỡ vào vườn “đặt hàng trước” từ hồi chuối đang non nên giờ cũng ôm đủ”, ông Từ thông tin.
Tìm “lối đi” cho chuối tại địa phương
Qua trao đổi, ông Nguyễn Tuấn Cường, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết: “Những năm trước đây, thời điểm này xe container về xếp hàng dài chờ bỏ chuối để xuất đi nhưng năm nay không còn cảnh nhộn nhịp. Các nhà vườn đều ảm đạm, chuối giảm đến mức quá thấp dân phải khổ sở bán giá rẻ và có nhiều hộ cắt chuối đem cho dê ăn. Mới đây, tỉnh Đồng Nai cũng mời lãnh đạo các địa phương có trồng nhiều chuối lên họp để tìm hướng đi mới cho chuối và sắp tới hết đợt chuối này sẽ có những phương án mới, tìm “lối đi” cho chuối tại địa phương”.
Theo ghi nhận thực tế của PV báo Người Đưa Tin, tại các tỉnh phía Nam, người dân đều phải chịu chung cảnh đau đớn nhìn vườn chuối bạt ngàn chín rục.
Cụ thể, tại xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - nơi có diện tích trồng chuối lên đến hơn 100 ha, người dân chủ yếu trồng chuối hương, chuối già, chuối cao, chuối bơm, chuối sứ,… Các loại chuối này thường được xuất bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Bà Nguyễn Thị Hường có vườn rộng hơn 1,5ha với khoảng 3.000 gốc chuối cho biết, khoảng gần một tháng nay giá chuối giảm xuống chỉ còn gần 1.000 đồng đến hơn 2.000 đồng/kg nhưng bà vẫn chấp nhận bán. Trong khi đó, nhiều năm trước, giá chuối tại thời điểm này giao động từ 14.000 đồng đến khoảng 17.000 đồng/kg.
“Giá chuối giảm là do cung vượt cầu. Gần đây, thị trường Trung Quốc ngưng tiêu thụ chuối, thương lái không còn mua chuối xuất đi Trung Quốc nên xảy ra tình trạng ùn ứ. Trung bình cứ mỗi vườn chuối là đã có từ 2-3 tấn chuối “quá tuổi” hoặc chín rục cây. Nhà tôi hiện tại đang có gần 5 tấn chuối đã đến độ tuổi phải thu hoạch nhưng không có người mua nên đành để chín và cũng không có cách nào xử lý”, bà Hường tâm sự.
Xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom cũng là một trong những vựa chuối lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang phải chịu cảnh tương tự. Nhiều hộ dân vẫn dài cổ mong giá chuối khởi sắc trở lại để gỡ gạc. Cảnh tượng những buồng chuối “quá tuổi” được phủ kín bằng bọc nilon, thương lái kén thu mua là điều không xa lạ với người đi đường khi đi ngang các vườn chuối. Trong khi đó cũng theo ghi nhận, nhiều vườn chuối ở các tỉnh như Bà Rịa -Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Thuận cũng chịu chung cảnh ngộ.
Người dân vẫn đang đứng ngồi không yên vì giá chuối sụt giảm, công chăm bón khoảng chín tháng qua coi như mất trắng. Gia đình anh Lê Hồng Khuyên ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, cho biết nhà anh trồng được 8 ha chuối. Mấy hôm nay, anh Khuyên đã liên hệ các trạm cân chuối trên địa bàn để bán số chuối vừa thu hoạch nhưng không có nơi nào mở cửa thu mua.
“Chỉ bán được một số ít chuối đẹp, người ta mua về thờ cúng và ăn chứ chuối tàm tạm không ai mua nữa. Nếu tình trạng này kéo dài, không biết dân trồng chuối lấy gì ăn”, anh Khuyên buồn bã nói.
Thương lái cũng “bó tay”
Không chỉ người nông dân, nhiều thương lái cũng chịu chung cảnh ngộ là “mất công việc” vì mua chuối không xuất đi được nên đành ở nhà chờ chuối lên giá. Ông Nguyễn Minh Tân, chủ vựa thu mua chuối cho biết: “Nguyên nhân giá chuối giảm mạnh do Trung Quốc không bị mất mùa như năm trước, sản lượng chuối tại nước họ dồi dào đủ cung cấp thị trường trong nước. Trong khi đó, diện tích chuối trên địa bàn tăng mạnh cộng với việc trồng nhỏ lẻ, không đủ tiêu chuẩn nên tính cạnh tranh không cao. Trong dịp tết vừa rồi, thương lái Trung Quốc ngưng nhập hàng khiến lượng hàng dồn ứ, hàng chục tấn chuối chín rục trên cây. Tại các thị trường như Nhật và các nước khác, họ yêu cầu chuối đạt chuẩn rất cao, lựa chọn kỹ nhưng chuối của người dân không đạt yêu cầu nên không thể xuất qua các nước này”.
Bà Nguyễn Thị Mai, một thương lái chuyên đến các vùng như huyện Thống Nhất, huyện Định Quán, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai thu mua chuối, cho biết thời gian này chủ vựa thông báo thị trường Trung Quốc giảm mua nên hạn chế nhập chuối. Do vậy, thương lái cũng ít vào vườn thu mua.
“Thông thường giá các loại chuối ít biến động nhiều và nhất là vào dịp đầu năm giá chuối thường rất cao chứ không phải như bây giờ. Trước đây, giá chuối có giảm thì cũng chỉ giảm nhẹ nhưng giảm vào lúc dân thu hoạch chuối hàng loạt còn bình thường ít giảm. Tuy nhiên, năm nay, giá chuối giảm tận đáy, 1.000 đồng/kg vẫn không muốn mua, lựa chuối đẹp mới mua”, bà Mai thông tin.
Về vấn đề này, ông Vũ Đức Từ, Phó trưởng ấp Trường An, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom cho biết thời gian gần đây, người nông dân rất khổ tâm vì chuối đang vào mùa thu hoạch nhưng mất giá. Hiện tại thương lái không thu mua hoặc chỉ thu mua với giá rất rẻ nên người dân bán như cho.
“Nông dân toàn gặp nghịch cảnh, khi giá cao quá thì lại đổ xô mua giống về trồng mới nên coi như của nả cũng đổ vô cây giống. Sau đó, ai cũng trồng thì lại cung vượt cầu, thương lái không chịu thu mua nên ôm hết vào nhà, lỗ nặng. Hơn nữa có nhiều thương lái cũng chịu chung cảnh vì lỡ vào vườn “đặt hàng trước” từ hồi chuối đang non nên giờ cũng ôm đủ”, ông Từ thông tin.
Tìm “lối đi” cho chuối tại địa phương
Qua trao đổi, ông Nguyễn Tuấn Cường, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết: “Những năm trước đây, thời điểm này xe container về xếp hàng dài chờ bỏ chuối để xuất đi nhưng năm nay không còn cảnh nhộn nhịp. Các nhà vườn đều ảm đạm, chuối giảm đến mức quá thấp dân phải khổ sở bán giá rẻ và có nhiều hộ cắt chuối đem cho dê ăn. Mới đây, tỉnh Đồng Nai cũng mời lãnh đạo các địa phương có trồng nhiều chuối lên họp để tìm hướng đi mới cho chuối và sắp tới hết đợt chuối này sẽ có những phương án mới, tìm “lối đi” cho chuối tại địa phương”.
Tác giả bài viết: Nguyễn Nhâm
Nguồn tin: