![]() |
|
Bài viết thể hiện quan điểm tác giả
Có những chiếc điện thoại không chỉ để dùng mà là để nhớ. Với tôi, Galaxy S8 từng là một thiết bị như vậy. Galaxy S8 ra mắt năm 2017 và được hàng loạt tạp chí công nghệ như The Verge, CNET, và GSMArena bình chọn là chiếc điện thoại đẹp nhất thời bấy giờ. Với màn hình vô cực cong hai cạnh, tỉ lệ hiển thị mới lạ, thiết kế gần như không viền và loại bỏ hoàn toàn nút Home vật lý, S8 là một bước tiến lớn cả về thẩm mỹ lẫn trải nghiệm. Đó là thời điểm mà một chiếc smartphone có thể khiến bạn ngắm nhìn nó như một tác phẩm nghệ thuật, chứ không chỉ đơn thuần là công cụ liên lạc, làm việc hay chụp ảnh.
Nhưng rồi xu hướng công nghiệp thay đổi. Từ năm 2018 trở đi, smartphone bắt đầu bị “lấn át” bởi các tính năng kỹ thuật: cụm camera 3 đến 5 ống kính, thân máy dày để chứa pin lớn hơn, và các cảm biến ngày càng phức tạp. Dù mang lại hiệu năng mạnh mẽ, những thay đổi này vô tình đẩy thiết kế ra khỏi trung tâm.
![]() |
Galaxy S28 từng gây choáng ngợp vì vẻ đẹp khi mới ra mắt (Ảnh: TheVerge) |
Galaxy S25 Edge là lần hiếm hoi sau nhiều năm, tôi cảm thấy thiết kế được đưa trở lại làm nhân vật chính. Với độ mỏng chỉ 5.8mmm, con số mỏng nhất trong lịch sử dòng Galaxy S, chiếc S25 Edge không chỉ gọn gàng mà còn tạo cảm giác thanh lịch vượt thời gian. Khung máy titanium vừa nhẹ vừa bền, kết hợp với mặt kính Gorilla Glass Ceramic 2 tạo nên sự cân bằng giữa thẩm mỹ và độ bền. Trọng lượng 161g khiến chiếc máy nhẹ hơn cả iPhone 16 Pro Max tới gần 70g – điều này không chỉ là con số, mà thực sự ảnh hưởng đến cảm giác sử dụng hàng ngày. Ngay cả cụm camera cũng được xử lý tinh tế: không lồi quá đà, không chia ô xô lệch, mà được đặt gọn trong một mặt lưng đồng nhất, liền mạch. Tất cả gợi nhớ đến một thời mà cái đẹp là thứ được thiết kế có chủ đích chứ không phải thứ được “cộng thêm” sau khi tính xong cấu hình.
Từ góc nhìn khoa học, điều này hoàn toàn có cơ sở. Theo lý thuyết “Emotional Design” của Don Norman, cha đẻ ngành thiết kế trải nghiệm thì sản phẩm đẹp không chỉ khiến người ta thích hơn, mà còn khiến họ gắn bó hơn. Ông chia thiết kế thành ba tầng: visceral (cảm xúc ban đầu), behavioral (tương tác) và reflective (gắn kết sâu). Galaxy S25 Edge ghi điểm ở cả ba: đẹp ngay từ cái nhìn đầu tiên, cầm chắc tay, mượt mà trong thao tác và đủ tinh tế để người dùng thấy tự tin khi đặt nó trên bàn họp hay cạnh ly cà phê buổi sáng.
![]() |
Galaxy S25 Edge có thể mang lại xu hướng điện thoại đẹp từng khiến chúng ta phải rung động. |
Đáng chú ý, xu hướng này không chỉ có ở Samsung. Theo nhiều nguồn tin, Apple đang phát triển dòng iPhone 17 Air với thiết kế siêu mỏng dự kiến ra mắt cuối năm 2025. Nếu tin đồn này chính xác, đây sẽ là chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay, cho thấy ngay cả Apple cũng đang cảm nhận được làn sóng “tái thiết kế” smartphone theo hướng tinh giản và thẩm mỹ hơn. Samsung với S25 Edge có thể đã đi trước một bước, không chỉ về độ mỏng, mà còn về cách khơi lại khát vọng sở hữu một thiết bị vừa đẹp, vừa thông minh, vừa mang tính tuyên ngôn cá nhân.
Trong gần một thập kỷ, người dùng đã quá quen với việc đánh giá điện thoại bằng con số: chip gì, bao nhiêu RAM, camera bao nhiêu MP. Nhưng Galaxy S25 Edge nhắc ta rằng “một chiếc điện thoại tốt, trước hết phải là một chiếc điện thoại đẹp”. Cái đẹp không còn là xa xỉ, mà là nhu cầu cơ bản – vì chúng ta mang điện thoại theo mỗi ngày, đặt nó lên bàn, rút ra trong buổi gặp mặt, dùng nó để chụp ảnh ghi lại cuộc sống.
Tác giả: Hà Phạm
Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn