Zing.vn lược dịch bài viết của tác giả Brandon Ambrosino đăng tải trên chuyên mục Công nghệ của BBC về số phận của các tài khoản Facebook thuộc về người dùng đã qua đời.
Một ngày sau khi dì tôi qua đời, tôi phát hiện bà đã viết cho mình một dòng chữ rất đáng yêu: "Dì biết cháu rất thích được viết tặng, vì thế đây là món quà ta dành tặng cháu”.
Vô cùng xúc động, tôi liền mở máy tính xách tay và đăng nhập vào trang Facebook của dì. Tôi nghĩ rằng mình sẽ được an ủi khi nhìn thấy hình ảnh, đọc một số bài viết dí dỏm, và tưởng tượng đến giọng nói lanh lảnh của dì.
Trên đầu trang Facebook là một đoạn video 2 con voi đang chơi đùa dưới nước. Phía dưới là những lời chia buồn từ học trò cũ, cũng như cáo phó đăng bởi chị chồng của dì tôi.
Nhưng nếu xem hồ sơ của dì trên Facebook mà không kéo xuống phía dưới để thấy được tin cáo phó, thì bạn không thể biết được dì đã mất. Bằng cách nào đó, dì vẫn sống, ở ngay đây trên Facebook.
Rõ ràng là con người không chết đi trong công nghệ kỹ thuật số, bằng một ý nghĩa nào đó, họ vẫn tồn tại. Những gì bạn đã trải qua khi còn sống vẫn tiếp tục đồng hành cùng với những người đang sống.
Làm thế nào mà việc chúng ta tiếp tục hiện diện trên không gian kỹ thuật số thay đổi cách chúng ta chết.? Và nó có ý nghĩa gì đối với những người thương tiếc sau khi chúng ta ra đi?
Có hơn 30 triệu tài khoản Facebook đang thuộc về người đã khuất. Ảnh: Alamy.
Số người đã chết trên Facebook đang tăng nhanh. Năm 2012, chỉ sau tám năm sân chơi này ra đời, 30 triệu người có tài khoản Facebook đã chết. Con số này tiếp tục tăng. Một số ước tính cho rằng mỗi ngày có hơn 8.000 người chơi Facebook qua đời.
Một số thời điểm, số lượng người sử dụng Facebook đã chết còn nhiều hơn người sử dụng Facebook ngay lúc ấy. Theo đó, Facebook như một nghĩa trang kỹ thuật số không ngừng lớn mạnh.
Nhiều hồ sơ Facebook công bố chủ nhân của chúng đã qua đời; họ đang trong tình trạng "được truy điệu". Các hồ sơ được đánh dấu với từ "tưởng nhớ", và họ không xuất hiện trong những đề xuất kết bạn hoặc nhắc nhở ngày sinh nhật .
Nhưng không phải tất cả người dùng Facebook đã qua đời đều được “truy điệu”.
Sự ra đi của dì Jackie, theo một cách nào đó đã không được Facebook công nhận, bởi tài khoàn vẫn còn hoạt động trên không gian mạng theo nhiều cách.
Trước đây, người ta để lại di sản của mình bằng các bản viết tay cho hậu thế. Nhưng công nghệ đã thay đổi điều này. Ngày nay người ta dành hàng giờ mỗi tuần, chính xác là trung bình hơn 12 tiếng theo như một cuộc khảo sát gần đây để lên Facebook.
Cũng như máy móc y tế níu giữ cuộc sống thực, Facebook đang níu giữ đời sống ảo của nhiều người. Ảnh: Alamy.
Như tôi đã từng nói với mẹ mình, cháu của bà chắc sẽ thích thú với việc biết đến bà thông qua trang cá nhân Facebook. Chúng sẽ không chỉ biết thêm, mà còn có thể viết được cả một cuốn tiểu sử về mẹ của tôi. Chúng sẽ hiểu được bà thông qua những chi tiết nhỏ nhặt: cách bà sử dụng những biểu tượng cảm xúc, những thứ bà chia sẻ, nhà hàng mà ba mẹ tôi đã thường đến, những câu chuyện cười mà bà thích, cùng với những hình ảnh đính kèm. Bằng những điều này, con của tôi sẽ biết được chúng đã có một người bà đáng kính như thế nào.
Chúng ta biết mạng xã hội lưu lại những thứ mà có thể gọi là tâm hồn đã được số hóa của chính mình. Ai đó có thể biết được niềm tin tôn giáo, xu hướng chính trị, tình yêu, cả thị hiếu văn học của tôi nữa. Nếu ngày mai tôi chết, thì phần linh hồn này nhờ vào công nghệ sẽ vẫn tiếp tục tồn tại.
Cách đây vài năm,một số công ty đã mở ra ý tưởng về công nghệ mang cảm xúc. Eterni.me được giới thiệu năm 2014 với hy vọng tạo nên một phiên bản số hóa của chính bạn, nó sẽ tồn tại ngay khi bạn đã qua đời.
Nếu các chương trình như Eterni.me thành công, không chỉ cháu của tôi có thể học hỏi từ cuộc đời của mẹ tôi, nếu chúng muốn, chúng có thể trò chuyện với bà ấy – thực chất là một A.I. với ký ức của bà ấy, thậm chí được “bà ấy” dạy dỗ.
Vì vậy, nếu một người thân thương sắp qua đời, điều này có làm chúng ta hết đau buồn?
Ngày nay, nhiều nhân viên tư vấn giúp các gia đình nhận ra rằng những người thân yêu của họ vẫn luôn bên họ dù đã qua đời, theo một ý nghĩa nào đó. Các mối quan hệ thay đổi, nhưng người chết vẫn còn đó.
Tuy nhiên, sự đau thương này cần phải được giảm bớt, hoặc tốt nhất là sẽ không còn nữa. Chúng ta biết rằng người thân của mình đã không còn tồn tại, nhưng họ sẽ vẫn luôn bên cạnh.
Đó là cách thế giới nói với bạn: công nghê không cho phép chúng ta quên. Các mạng xã hội đang thay đổi cách chúng ta hiểu về cái chết.
Đời sống thực sẽ kết thúc, nhưng cuộc sống ảo mãi còn tồn tại. Ảnh: Getty Images.
Trong cuốn sách năm 2009 mang tê “Xóa bỏ: Những mặt tốt của sự lãng quên trong thời đại kỹ thuật số”, Viktor Mayer-Schönberger lập luận rằng bản chất những thân phận con người là để quên đi, và cho phép chúng ta "nhận thức và hành động đúng lúc, nhưng không bị ngăn cản bởi quá khứ". Ông viết “Sự lãng quên cho phép chúng ta "sống và hành động kiên quyết trong hiện tại".
Công nghệ kỹ thuật số bắt buộc chúng ta phải nhớ những người đã khuất. Nhà xã hội học Jean Baudrillard cảnh báo chúng ta, đây chính là sự trả thù của người chết!
Trong quá khứ, việc nhớ những người chết mang một yếu tố vật lý. Bạn phải đi đâu đó để nhớ về họ: nghĩa trang, nhà thờ, đài tưởng niệm. Hoặc bạn phải đưa ra một album ảnh hay một bài cáo phó, phải mất một thời gian để suy nghĩ về quá khứ của bạn với người đó.
Trong Facebook,khoảng cách thời gian và không gian bị xóa bỏ. Dì Jackie tồn tại trong hoàn cảnh cũng giống như tôi. Về mặt nào đó, cô ấy vẫn luôn ở đây, ngay lúc này. Không có bất kì thay đổi nào với hàng triệu người dùng Facebook đã chết.
Như đã nói, không có giải pháp tốt nhất cho những dạng dữ liệu đã “chết”- con ma kỹ thuật số này. Hy vọng duy nhất là bộ nhớ của Internet sẽ bị phai mờ theo năm tháng.
"Sự thật", Borges viết, "là tất cả chúng ta sống bằng cách để lại quá khứ phía sau".
Tác giả bài viết: Đại Việt
Nguồn tin: