Mới đây, Văn phòng Thành ủy TP.HCM có văn bản truyền đạt kết luận của Thường trực Thành ủy TP.HCM yêu cầu kể từ năm học 2016-2017, các trường học phải chấm dứt việc tổ chức dạy thêm, học thêm tại các trường. TP chỉ cho phép tổ chức dạy thêm, học thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài nhà trường. Việc phụ đạo cho học sinh chưa theo kịp chương trình hay bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường và không được thu học phí.
Cần nhấn mạnh chỉ đạo của Bí thư Thành ủy là chỉ cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Còn bên ngoài nhà trường thì không cấm vì đây là lao động nghề nghiệp chính đáng của giáo viên. Xóa dạy thêm trong nhà trường nhằm giảm áp lực học hành cho học sinh - vấn đề phụ huynh kêu ca bấy lâu nay. Trong thời khóa biểu của học sinh (chủ yếu bậc THPT), ngoài các tiết học chính khóa đều có thêm các giờ tăng tiết áp dụng cho cả năm học. Việc học tăng tiết được tổ chức đồng loạt ở tất cả lớp, khối lớp. Giờ học tăng tiết không có gì khác biệt so với giờ học chính khóa (cũng có điểm danh, dò bài, cho điểm, học kiến thức mới…) nên dù học sinh không muốn học cũng không được vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Để hợp thức hóa việc tăng tiết đồng loạt, nhà trường yêu cầu phụ huynh ký vào phiếu “tự nguyện” học tăng tiết cho con em. Điều đáng nói là học phí tăng tiết thường cao gấp 5-7 lần học phí chính thức nên đây là nguồn thu không nhỏ của các trường.
Việc dạy thêm, học thêm đồng loạt, không dựa trên tự nguyện như thế không chỉ gây tâm lý căng thẳng, nặng nề cho học sinh mà còn vi phạm các quy định pháp luật hiện hành về dạy thêm, học thêm. Cụ thể, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT đã quy định không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa.Thông tư này cũng nhấn mạnh không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
Mặt khác, theo thông lệ các nước, khi một chủ trương có mang lại lợi ích cho nhà trường mà ít nhiều mang tính ép buộc phụ huynh thì nhà trường sẽ không triển khai nếu không muốn bị quy vào tội tham nhũng. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), bản chất của việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hành vi tham nhũng. Bởi vậy, nhiều trường học trên thế giới gần như không tổ chức dạy thêm trong nhà trường.
Nói tóm lại, chủ trương cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường là đúng đắn và cần được ủng hộ. Đối với các học sinh có nhu cầu học thêm, các giáo viên có nhu cầu dạy thêm thì văn bản trên cũng nói rõ là đến các trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ bên ngoài nhà trường. Việc dạy thêm, học thêm bên ngoài nhà trường lúc này hoàn toàn mang tính tự nguyện và được quản lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.
Cần nhấn mạnh chỉ đạo của Bí thư Thành ủy là chỉ cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Còn bên ngoài nhà trường thì không cấm vì đây là lao động nghề nghiệp chính đáng của giáo viên. Xóa dạy thêm trong nhà trường nhằm giảm áp lực học hành cho học sinh - vấn đề phụ huynh kêu ca bấy lâu nay. Trong thời khóa biểu của học sinh (chủ yếu bậc THPT), ngoài các tiết học chính khóa đều có thêm các giờ tăng tiết áp dụng cho cả năm học. Việc học tăng tiết được tổ chức đồng loạt ở tất cả lớp, khối lớp. Giờ học tăng tiết không có gì khác biệt so với giờ học chính khóa (cũng có điểm danh, dò bài, cho điểm, học kiến thức mới…) nên dù học sinh không muốn học cũng không được vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Để hợp thức hóa việc tăng tiết đồng loạt, nhà trường yêu cầu phụ huynh ký vào phiếu “tự nguyện” học tăng tiết cho con em. Điều đáng nói là học phí tăng tiết thường cao gấp 5-7 lần học phí chính thức nên đây là nguồn thu không nhỏ của các trường.
Việc dạy thêm, học thêm đồng loạt, không dựa trên tự nguyện như thế không chỉ gây tâm lý căng thẳng, nặng nề cho học sinh mà còn vi phạm các quy định pháp luật hiện hành về dạy thêm, học thêm. Cụ thể, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT đã quy định không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa.Thông tư này cũng nhấn mạnh không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
Mặt khác, theo thông lệ các nước, khi một chủ trương có mang lại lợi ích cho nhà trường mà ít nhiều mang tính ép buộc phụ huynh thì nhà trường sẽ không triển khai nếu không muốn bị quy vào tội tham nhũng. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), bản chất của việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hành vi tham nhũng. Bởi vậy, nhiều trường học trên thế giới gần như không tổ chức dạy thêm trong nhà trường.
Nói tóm lại, chủ trương cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường là đúng đắn và cần được ủng hộ. Đối với các học sinh có nhu cầu học thêm, các giáo viên có nhu cầu dạy thêm thì văn bản trên cũng nói rõ là đến các trung tâm ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ bên ngoài nhà trường. Việc dạy thêm, học thêm bên ngoài nhà trường lúc này hoàn toàn mang tính tự nguyện và được quản lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.
Tác giả bài viết: QUANG ÂN (Quận Tân Bình, TP.HCM)