Mua ô tô ngày càng trở thành nhu cầu phổ biến với nhiều người nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân, gia đình, công việc. Lợi ích của của việc đi xe ô tô so với xe máy là sự an toàn, bảo đảm sức khỏe khi tránh được thời tiết khắc nghiệt, tránh những rủi ro không đáng có khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, giá xe ô tô hiện cao hơn nhiều lần so với thu nhập trung bình của người dân. Điều đó khiến việc sở hữu xe hơi trở thành giấc mơ xa vời với nhiều người.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, giá xe ô tô hiện cao hơn nhiều lần so với thu nhập trung bình của người dân. Điều đó khiến việc sở hữu xe hơi trở thành giấc mơ xa vời với nhiều người.
Mua ô tô ngày càng trở thành nhu cầu phổ biến với nhiều người.
Các dòng xe ô tô bình dân nhất hiện nay ở Việt Nam như: Kia Morning, Daewoo Gentra, Spark, Hyundai Getz,... cũng có giá từ 300-400 triệu đồng. Ngoài ra, người sử dụng cũng phải tính toán hết sức chi tiết các khoản chi hàng tháng để "nuôi" chiếc xe.
Theo tính toán, với mức thu nhập hàng năm khoảng 2.000 USD, để mua một chiếc xe cỡ nhỏ khoảng 400 triệu, người Việt cũng cần tới 10 năm không ăn tiêu. Song đây chỉ là cách tính kiểu cào bằng, thực tế thu nhập và cách chi tiêu của mỗi người là khác nhau.
Mua được xe đã khó, duy trì chi phí để xe chạy hàng ngày còn khó hơn. Để "nuôi" xe ở Việt Nam, người dân cần trả các loại chi phí. Chi phí cho một chiếc ô tô được chia thành hai loại: chi phí cố định (chi một lần hoặc một năm một lần) và chi phí lưu động (chi hàng tháng).
Mua được xe đã khó, duy trì chi phí để xe chạy hàng ngày còn khó hơn.
Chi phí cố định bao gồm: Phí trước bạ, phí đăng kiểm, cấp biển số, bảo trì đường bộ, bảo hiểm trách nhiệm nhân sự, bảo hiểm vật chất, phí thử nghiệm khí thải... Những khoản phí này phụ thuộc vào loại xe (dung tích, loại động cơ,... ), nơi mua xe hoặc nhu cầu bản thân (bảo hiểm). Những chi phí này được trả ngay khi khách hàng vừa mua xe hoặc trả hàng năm như tiền mua bảo hiểm thân vỏ (không bắt buộc).
Vì vậy, khi cộng tất cả lại thì số tiền thực mà người mua xe phải trả có thể cao hơn từ 10 đến 20% mức giá niêm yết (trường hợp mua xe mới).
Những chi phí cơ bản nhất thuộc chi phí lưu động bao gồm xăng dầu, rửa xe, gửi xe, phí cầu đường, bảo dưỡng và sửa chữa...
Ví dụ, khi sử dụng ô tô Kia Morning, hàng tháng, bạn sẽ phải chi 3 khoản chi “cứng” gồm: tiền xăng (khoảng 1,5 triệu đồng), tiền gửi xe hàng tháng (khoảng 800 nghìn đồng), tiền bảo hiểm (1 triệu đồng, dự kiến phí bảo hiểm 12 triệu đồng/năm). Cộng thêm đó, bạn cũng cần chuẩn bị cho các khoản chi phát sinh như: tiền phí cầu đường, sửa chữa, rửa xe, thay thế phụ tùng,... tạm tính là 1 triệu đồng/tháng. Như vậy, tổng cộng cả chi phí cố định và phát sinh hàng tháng cho một loại xe ô tô bình dân nhất hiện nay như Kia Morning cũng lên tới 4,3 triệu đồng.
Những ai đang có ý định mua ô tô nên tính toán đến phí lăn bánh.
Suy ra, nếu nếu muốn sử dụng các loại xe bình dân nhất hiện nay thì mức thu nhập hàng tháng ít nhất cũng phải gần 10 triệu đồng thì mới có thể đảm bảo các khoản chi phí.
Tất nhiên, mức chi phí là không giống nhau ở tất cả mọi dòng xe, mọi người sử dụng. Song theo các tài xế chạy xe lâu năm, với những dòng xe phổ thông, chi phí 4-6 triệu mỗi tháng là phù hợp với số đông. Với dòng xe sang, con số này sẽ cao hơn và thường khó có ước tính chính xác, có thể rơi vào 10 triệu trở lên.
Theo một chuyên gia tín dụng cá nhân, người mua xe cần xác định, sau khi trừ đi tiền nuôi xe, khoản còn lại phải đủ cho chi tiêu gia đình cũng như tiết kiệm. Nếu chiếc xe mua bằng cách trả góp, thì mức thu nhập tối thiểu nên gấp khoảng 5 lần chi phí nuôi xe, tức khoảng 25 triệu. Còn nếu mua xe bằng vốn tự có, không phải nghĩ tới chuyện trả nợ ngân hàng hàng tháng, thì có thể giảm tỷ lệ này xuống, mức thu nhập phù hợp cần khoảng 4 lần, tức 20 triệu.
Vị chuyên gia ngân hàng này cũng cho biết, thực tế có nhiều người thu nhập chỉ khoảng 15 triệu, thậm chí thấp hơn nhưng vẫn thoải mái đi ô tô. Bởi họ có nhà rộng, không mất thêm tiền gửi xe ở gara, hoặc nhà trung tâm ít phải đi quãng đường xa, phí gửi xe, xăng dầu giảm xuống... Khi đó, chi phí "nuôi" xe sẽ giảm đi đáng kể.
Tác giả bài viết: Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn tin: