Thanh chương là huyện miền núi có 5 con sông và hệ thống khe suối hồ đập phong phú nên cũng đã tạo ra một hệ thống bãi bồi màu mỡ dọc sông Lam và Sông Giăng. Nhiều năm trước do thực hiện việc cào bằng trong chia ruộng đất đến hộ nên mỗi gia đình được nhận một phần đất rất ít ỏi. Vì vậy đa số đất bãi này không được đầu tư thâm canh mà chỉ trồng dâu, trồng cỏ và nhiều loại rau màu hiệu quả thấp.
Theo bà Trịnh Thị Oanh ở Xóm Luân Phượng xã Đồng Văn cho biết từ ngày xây dựng nông thôn mới ruộng đất được lăn đổi lại, người nhận đất đồng kẻ nhận đất bãi nên diện tích của hộ gia đình bà được nâng lên gấp năm lần. Có đất và nhiều tiện lợi trong thâm canh bà và các hộ gia đình đã tập trung trồng ngô mỗi năm 3 vụ, vụ hè thu có thể bị lụt nhưng không mất trắng vì có thể thu hoạch non nên thu nhập từ đất bãi là cao và ổn định. Mỗi sào một vụ thu được từ 2,5- 3 tạ ngô hạt. Mỗi năm 3 vụ một sào có thể thu về 7-9 tạ ngô, cao hơn ruộng trong đồng chỉ trồng được 2 vụ lúa.
Theo bà Trịnh Thị Oanh ở Xóm Luân Phượng xã Đồng Văn cho biết từ ngày xây dựng nông thôn mới ruộng đất được lăn đổi lại, người nhận đất đồng kẻ nhận đất bãi nên diện tích của hộ gia đình bà được nâng lên gấp năm lần. Có đất và nhiều tiện lợi trong thâm canh bà và các hộ gia đình đã tập trung trồng ngô mỗi năm 3 vụ, vụ hè thu có thể bị lụt nhưng không mất trắng vì có thể thu hoạch non nên thu nhập từ đất bãi là cao và ổn định. Mỗi sào một vụ thu được từ 2,5- 3 tạ ngô hạt. Mỗi năm 3 vụ một sào có thể thu về 7-9 tạ ngô, cao hơn ruộng trong đồng chỉ trồng được 2 vụ lúa.
Người dân xã Thanh Lĩnh vui mừng được mùa ngô Xuân
Cũng từ sự lăn đổi này mà hiện tại diện tích ngô xủa huyện Thanh Chương chủ yếu được trồng trên đất bãi. Vụ xuân này trong số gần 3000 ha diện tích, ngô bãi chiếm gần 70 %, tương đương khoảng 2000 ha, Có nhiều xã có diện tích bãi lớn như Thanh Dương, Thanh Lương, Thanh Yên, Thanh Giang… mỗi xã có từ 150- 200 ha thì ngô đã trở thành cây trồng chủ lực. Ông Nguyễn Duy Mai- Chủ tịch UBND xã Thanh Lương cho biết là năm nào địa phương cũng trồng 3 vụ ngô, một vụ ngô xen rau cải nên mặc dù chưa thu hoạch ngô xuân nhưng người dân trong xã đã chuẩn bị các nguồn giống phân bón và các điều kiện khác để gieo ngô, tận dụng độ ẩm khi trời chưa nắng nóng.. Khác với một số địa phương trong tỉnh có thể trồng ngô để bán cây làm thức ăn cho các cơ sở chăn nuôi, hoặc bán ngô non, người dân Thanh chương chủ yếu trồng ngô để lấy hạt làm lương thực và phục vụ chăn nuôi nên ngô vụ xuân ở Thanh Chương chủ yếu là các loại ngô lai, dài ngày nhưng bù lại là có năng suất cao như: NK 66, NK 6326, DK 6919, DK 9901, 30 Y 87… Nhờ thời tiết thuận lợi, đất bãi phù sa, màu mỡ cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên tất cả các trà ngô đều phát triển tốt, ít sâu bệnh đạt năng suất cao, dự ước khoảng 60 tạ/ha Với 2600 ha sẽ đạt tổng thu khoảng 15 000 tấn, theo thời giá thu được khoảng 90 tỷ đồng.
Sau thời gian tập trung gặt lúa xuân, cấy hè thu, hiện tại người dân Thanh Chương đã bắt đầu ra bãi thu hoạch ngô và tranh thủ làm đất để gieo trỉa vụ ngô mới khi đất còn ẩm. Qua một thời gian thử nghiệm với nhiều loại cây trồng cùng với những biến động của cơ chế thị trường người dân Thanh Chương đang coi cây ngô là cây trồng chính trên các vùng đất bãi.
Tác giả bài viết: Đình Hà