Bạn cần biết

Đốt vàng mã rằm tháng 7 như nào cho đúng và an toàn?

Vào dịp cúng rằm tháng 7, không ít gia chủ mua vàng mã để cúng xá tội vong nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đốt vàng mã như thế nào cho đúng trong dịp này.

Nguồn gốc, ý nghĩa của tập tục đốt vàng mã tháng 7

Rằm tháng 7 là dịp quan trọng trong năm, các gia đình đều cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Việc này vô cùng trọng đại sẽ mang lại may mắn cho gia chủ. Thế nhưng, sau khi cúng, chú ý đừng đốt vàng mã kiểu này nếu không muốn tài lộc tiêu tán, xui xẻo đủ bề.

Đốt vàng mã rằm tháng 7 như nào cho đúng và an toàn?

Việc đốt vàng mã ngày Rằm tháng 7 là phong tục từ bao đời nên các gia đình vẫn luôn muốn làm đầy đủ thủ tục. Tuy nhiên, việc mua vàng mã cũng nên hạn chế, chỉ sắm vừa đủ, ưu tiên các loại vàng mã có kinh văn siêu độ vong linh. Tránh mua nhiều vừa lãng phí lại làm mất đi ý nghĩa linh thiêng.

Theo Phật Giáo, tháng 7 là dịp diễn ra lễ Vu Lan - tiết xá tội vong nhân, vì nhớ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đọa trong chốn khổ đau được tế bạt, siêu thoát.

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, mùa báo hiếu để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Trong quan điểm của Phật giáo Việt Nam, không có tháng cô hồn mà Rằm tháng 7 là để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài. Khi cúng, người ta cúng cả những cô hồn, mồ mả, không con cháu hương hỏa.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc, người Việt vẫn cúng cô hồn và có những kiêng kị nhất định vào tháng 7.

Với quan niệm “trần sao âm vậy”, họ tin rằng, tháng 7 âm lịch là dịp mở cửa ngũ môn, nên nhiều người có thói quen đốt tiền, vàng mã với mong muốn người chết có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.

Đốt vàng mã, cúng tháng 7 như thế nào cho đúng?

Vàng mã ngày nay rất đa dạng

Khi đốt vàng mã nên đốt chậm rãi, từ tốn, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không được đốt nhanh một lần bằng việc cho tất cả vào lửa và để nguyên ở đó. Hành động này thể hiện sự hấp tấp, không thành tâm.

Vật dụng đốt cho ai nên ghi tên người ấy, không nên dùng từ "chết" mà hãy dùng từ "đại nạn" vào năm nào. Khi đốt gần xong, không nên dùng nước đổ vào để lửa tắt, chú ý đốt sạch vàng mã, không được để sót kẻo vật phẩm đốt đi không được hoàn thiện.

Các gia đình nên cúng trước 11h30 trưa ngày 15/7, tốt hơn cả là cúng vào giờ hợp với tuổi của gia chủ. Không nên cúng Rằm tháng 7 qua ngày khác tức là từ đêm hôm trước sang canh của ngày hôm sau.

Tác giả: Thạch Thảo

Nguồn tin: thoidai.com.vn

  Từ khóa: Rằm tháng 7 , đốt vàng mã

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok