LTS: “Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Tuy nhiên, ngày nay, “tôn sư trọng đạo” của người Việt xưa và nay theo cô giáo Phan Tuyết đã có sự đổi thay, bị nhuốm màu kinh tế.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả quân điểm này!
Giáo viên thời nay, nhiều người cứ hay thắc mắc: “Học sinh bây giờ ít tôn trọng thầy cô như những thế hệ trước”.
Trong rất nhiều nguyên nhân làm tình cảm thầy trò không còn được như xưa thì có lẽ một nguyên nhân quan trọng là mối quan hệ thiêng liêng này đã ít nhiều nhuốm màu kinh tế.
Những năm trước đây, dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng thầy cô giáo dạy thêm chưa bao giờ đặt nặng chuyện tiền bạc; khi trò học yếu, thầy cô sẵn sàng kèm cặp, phụ đạo mà không bao giờ lấy tiền công.
Tôi còn nhớ khi ấy cô giáo dạy văn của tôi năm lớp 12 đã bỏ biết bao công sức kèm cặp, bồi dưỡng để chúng tôi có đủ kiến thức dự thi Đại học.
Cô thường nói: “Trả công cô tốt nhất là các em học giỏi và thi đậu Đại học”.
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Tuy nhiên, ngày nay, “tôn sư trọng đạo” của người Việt xưa và nay theo cô giáo Phan Tuyết đã có sự đổi thay, bị nhuốm màu kinh tế.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả quân điểm này!
Giáo viên thời nay, nhiều người cứ hay thắc mắc: “Học sinh bây giờ ít tôn trọng thầy cô như những thế hệ trước”.
Trong rất nhiều nguyên nhân làm tình cảm thầy trò không còn được như xưa thì có lẽ một nguyên nhân quan trọng là mối quan hệ thiêng liêng này đã ít nhiều nhuốm màu kinh tế.
Những năm trước đây, dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng thầy cô giáo dạy thêm chưa bao giờ đặt nặng chuyện tiền bạc; khi trò học yếu, thầy cô sẵn sàng kèm cặp, phụ đạo mà không bao giờ lấy tiền công.
Tôi còn nhớ khi ấy cô giáo dạy văn của tôi năm lớp 12 đã bỏ biết bao công sức kèm cặp, bồi dưỡng để chúng tôi có đủ kiến thức dự thi Đại học.
Cô thường nói: “Trả công cô tốt nhất là các em học giỏi và thi đậu Đại học”.
Ngày trước thầy cô dạy thêm chưa bao giờ đặt nặng chuyện tiền bạc (Ảnh nguồn: doisongphapluat.com).
Với chúng tôi, những năm tháng ấy thầy cô giáo như là một hình mẫu lý tưởng. Chúng tôi luôn nghe lời và kính yêu thầy cô tuyệt đối.
Dù gần 30 năm trôi qua nhưng tình cảm dành cho cô vẫn vẹn nguyên trong trái tim chúng tôi như ngày nào.
Để có được những tình cảm như thế, thầy cô giáo đã hy sinh, đánh đổi bằng sự tận tình, tận tâm không hề tính toán của mình. Những con người ấy phải luôn yêu trò như chính con em của mình!
Để tìm được một người giáo viên như cô giáo của tôi ngày ấy cũng chẳng dễ chút nào nhưng không phải là không có.
Cách đây vài năm, cô con gái học lớp 9 của tôi về thủ thỉ:
“Mẹ ơi, tụi con nói cô giáo dạy Lý mở lớp dạy thêm nhưng cô nói “chọn địa điểm rồi cô lên dạy cho tuần 3 buổi nhưng cô không thu tiền đâu nhé, chỉ là dạy hỗ trợ thôi”.
Dù nhiều năm trôi qua, con bé vẫn luôn kể về cô giáo của mình như là một thần tượng đáng kính.
Bây giờ, dạy hết giờ, thầy cô ra khỏi lớp, học yếu, kém muốn học thêm thì phải có tiền.
Thầy cô nào tốt lắm cũng chỉ dạy miễn phí cho một vài học sinh gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, còn phần lớn, em nào có tiền thì đi học, không có tiền thì thôi dù em luôn khao khát được học.
Có em vào lớp học thêm được vài buổi, cô thầy liên tục nhắc nhở việc đóng tiền.
Có không ít học sinh dù rất muốn học thêm nhưng vì ba mẹ chưa lo kịp tiền buộc phải nghỉ học thêm vì sợ bị thầy cô liên tục đòi tiền trước lớp “quê” với các bạn.
Quan hệ của trò với thầy cô lúc này giống như quan hệ của hai bên đối tác sòng phẳng một cách lạnh lùng.
Có những nơi, không ít giáo viên dạy thêm lại thu tiền ngày, học trò đến lớp từng em mang tiền lên bàn nộp cho giáo viên rồi mới vào chỗ ngồi để học.
Quan hệ thầy trò như kiểu bán buôn ngoài chợ, hỏi sao các em không có được tình cảm trân trọng yêu thương với thầy cô của mình? Bởi thế, tình thương của trò với thầy cô cũng phai nhạt đi là điều dễ hiểu.
Chấm dứt dạy thêm tăng cường phụ đạo, bồi dưỡng trên trường cho học sinh cũng là cách làm cho mối quan hệ thầy trò bớt nhuốm màu vật chất.
Tác giả bài viết: Phan Tuyết