Giáo dục

Điểm Sử thấp là do cách ra đề của bộ GD&ĐT

Có tới 83% thí sinh bị điểm dưới trung bình môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 vừa qua, nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là do cách ra đề của bộ GD&ĐT.

au khi bộ GD&ĐT công bố phổ điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, dư luận xã hội đã giật mình trước tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp của môn Lịch sử. Chỉ có 17% thí sinh dự thi môn này có điểm trên trung bình. Theo đó, điểm trung bình môn Lịch sử thi THPT Quốc gia năm 2018 thấp hơn hẳn so với những năm trước, chỉ 3,79 điểm. Trong khi đó, vào năm 2016 là 4,49 điểm còn năm 2017 là 4,6 điểm.

Điểm thi Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua thấp kỷ lục.

Nhận định về việc này, các thầy cô giáo tại hệ thống giáo dục Hocmai cho rằng đây là "đề thi không chấp nhận được”, từ đó dẫn đến hệ lụy thí sinh chỉ học thuộc lòng và nhớ máy móc mốc sự kiện, ngày tháng. Những điều chỉnh của đề thi năm 2018 so với trước đây (chuyển từ kiểm tra tái hiện kiến thức sang đánh giá mức độ vận dụng kiến thức) khiến những học sinh có thói quen học vẹt, học thuộc lòng, không kết nối, vận dụng được kiến thức sẽ không làm được bài thi.

"Khi bài thi có thêm kiến thức lớp 11, phạm vi kiến thức rộng hơn cũng sẽ ảnh hưởng đến độ khó của đề (mặc dù về dung lượng đề thi nhìn sơ bộ có vẻ ngắn hơn so với đề thi năm 2017)", đại diện hệ thống này nhận định.

Tiếp đó, hệ thống Hocmai cũng lập luận rằng, trong các năm trước đây, điểm môn Sử cũng không cao so với các môn thi khác. Các năm gần đây, điểm môn Sử thấp có thể phản ánh cách dạy và học ở trường phổ thông với môn Sử hiện nay: Giáo viên chưa thực sự đổi mới về cách dạy, học sinh cũng vẫn quen với lối học cũ, không có sự đầu tư và tạo đam mê với môn học này.

Phổ điểm môn Lịch sử.

Cuối cùng, vị đại diện này cho rằng: "Khá nhiều học sinh chỉ chọn thi môn Lịch sử cho việc xét tốt nghiệp dẫn đến có thể bỏ không làm các câu khó, hoặc khoanh bừa nên nhiều bài thi điểm thấp. Thực tế đã đặt ra những vấn đề và cần phải thay đổi trong việc dạy và học môn Lịch sử không chỉ nhằm đáp ứng với kỳ thi mà quan trọng là khiến học sinh yêu thích cũng như có cảm hứng hơn với môn học này. Quan trọng hơn nữa là để đem lại những kết quả tốt hơn trong tương lai, tạo nên những dữ liệu lịch sử được lưu giữ trọn vẹn, không méo mó, xô lệch trong mỗi công dân trưởng thành".

Tác giả: Công Luân

Nguồn tin: Báo Người đưa tin

  Từ khóa: Điểm Sử , GD&ĐT

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok