Cuộc sống

Để mọi cuộc cãi cọ đều 'chuyện lớn hóa nhỏ'

Chuyên gia tâm lý nhận định vợ chồng cần đặt ra "luật" giải quyết mâu thuẫn và "luật" phải nhắm đến mục tiêu hòa giải càng nhanh càng tốt xung đột.

Tuyệt đối không để một bên thứ ba xen vào vấn đề của hai người, hãy tự giải quyết vấn đề của mình nếu thực sự muốn giữ mọi chuyện êm đẹp.

Trường hợp 1

Một người vợ gọi cho mẹ mình khóc lóc nức nở vì mới cãi nhau với chồng. Cô ấy cảm thấy mọi việc thật tồi tệ và nếu không nói ra với ai đó thì có thể sẽ nổ tung vì uất ức. Đương nhiên, người mẹ thương con sẽ triệu tập con gái mình về nhà ngay lập tức, bỏ lại tất cả sau lưng nhà cửa, con cái và ông chồng đang chưa biết đúng hay sai.

Sau đó là bài ca giáo huấn, phân tích, đục đẽo… của phụ huynh, vì bênh vực con mình mà chỉ trích người chồng. Kết cục, cô con gái chỉ càng thấy lỗi lầm của chồng mình to hơn.


Trường hợp 2

Người chồng đóng mạnh cánh cửa, leo lên xe vọt đi để lại người vợ tức giận đến trào nước mắt không nói nên lời. Chỉ 15 phút sau anh đã sắp đặt được một bàn nhậu bên các chiến hữu. Là đàn ông, anh cũng chẳng muốn nói ra rắc rối của gia đình mình nên chỉ định cụng vài ly cho đỡ tức.

Thế nhưng rượu vào lời ra. Khi đã “tê tê” anh bắt đầu kể “vợ tao….” . Nhóm bạn vừa ngà ngà say cộng thêm sĩ diện đàn ông ùa vào bênh vực “kẻ yếu”. Liên tục lắng nghe sự góp ý nhiệt thành của đồng đội rằng “nếu là tao đừng hòng cô ta làm thế được”, “làm vợ phải abcd…”,“vợ mày thế là tệ lắm…” anh chồng cũng thấy vợ mình tệ thật. Và thế là nhìn mâu thuẫn to hơn, khuyến điểm nặng hơn, cơ hội sớm làm lành bị dẹp qua một bên.

Trường hợp 3

Nhận tin nhắn của đứa bạn thân: “Tao chán quá, mới cãi nhau với chồng”, cô gái trả lời “café không?”. Cô ngạc nhiên nhận lại tin của bạn mình: “Vợ chồng tao có luật nếu cãi nhau không ai được ra khỏi nhà, có thể ở khác phòng nhưng không được gặp người ngoài tránh để chi phối khiến sự việc đi xa hơn…”

Dù bất ngờ nhưng cô bạn nhiệt tình cũng nhận ra đây chính là giải pháp hợp lý nhất trong lúc này. Vì sao ư? Người trong nhà còn chưa hiểu rõ vấn đề để thỏa hiệp với nhau thì người ngoài cơ hội làm được điều đó càng ít. Gặp người tốt cho lời khuyên hay thì may mắn, nếu gặp người thường (chưa cần là người xấu) một chút phân tích lệch hướng sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn.

Lời khuyên của chuyên gia

Chuyên gia tâm lý nhận định, vợ chồng cần đặt ra "luật" giải quyết mâu thuẫn và "luật" phải nhắm đến mục tiêu hòa giải càng nhanh càng tốt xung đột. "Luật" đó phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm túc để trở thành thói quen.

Một trong những “luật” nên áp dụng đó là không được bỏ ra khỏi nhà, không ngủ riêng khi có tranh cãi. Bởi vì như vậy chỉ khiến rạn nứt của hai người thêm sâu sắc và thêm nghi ngờ, khó chịu. Nếu người vợ vì quá tức giận mà xách vali về nhà mẹ thì chỉ khiến cánh cửa giải quyết vấn đề đóng lại chặt hơn.

Hãy ngủ chung giường dù vợ chồng đang giận nhau


Hãy ở một căn phòng khác cho đến khi bình tĩnh lại. Không nhất thiết phải trở lại bình thường ngay tức khắc nhưng cần phải nhìn thấy nhau để nhắc nhở lòng tin và tạo điều kiện thuận lợi cho một tiến trình đàm phán có thể thực hiện bất cứ lúc nào.

Điều tối kỵ nhất khi vợ chồng cãi nhau là có sự tham gia của bên thứ ba. Tốt nhất vẫn là hai người tự giải quyết, đóng cửa bảo nhau trừ khi có việc quá nghiêm trọng. Không nên để những yếu tố, tác nhân bên ngoài tác động vào tình cảm vợ chồng, như vậy hạnh phúc mới bền lâu.

Tác giả bài viết: NC

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok