Báo Người Lao Động số ra ngày 15-7 đăng bài“Khổ vì chứng chỉ sư phạm” phản ánh về việc giảng viên (GV) phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (SP) bất kể đã tốt nghiệp trường ĐHSP chính quy theo quy định tại Thông tư liên tịch số 36 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và Bộ Nội vụ. Theo quy định này, rất nhiều GV đã vội vàng đến các trung tâm đào tạo nghiệp vụ SP để bổ sung chứng chỉ mà không rõ các trung tâm đó có chức năng cấp chứng chỉ này hay không.
Đổ xô đi học để nâng ngạch
Khi chúng tôi liên hệ để được tư vấn về khóa học, ông Nguyễn Thanh Vinh, chuyên viên Phòng Đào tạo Trường ĐHSP TP HCM, cho biết trường nhận giảng dạy nhiều đối tượng với mức học phí khác nhau, dao động từ 2,5-4 triệu đồng. Chương trình học tối thiểu 10 tín chỉ, được bố trí trong 32 buổi.
“Nếu chương trình học rơi vào cuối tuần sẽ kết thúc nhanh hơn, trong khi học ngày thường thì kéo dài hơn 3 tháng” - ông Vinh cho biết. Học phí đối với sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH khác ngoài SP là 4 triệu đồng, sinh viên tốt nghiệp trường ĐHSP là 3,2 triệu đồng, GV là 2,5 triệu đồng.
“Sau khi Bộ GD-ĐT thông báo thi tuyển GV chính, số trường ĐH, CĐ đặt hàng chúng tôi giảng dạy cao hơn bình thường 4-5 đơn vị. Còn lớp học đại trà không tăng lên nhiều do đối tượng chủ yếu là GV đang giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ” - một chuyên viên phòng đào tạo cho biết.
Đổ xô đi học để nâng ngạch
Khi chúng tôi liên hệ để được tư vấn về khóa học, ông Nguyễn Thanh Vinh, chuyên viên Phòng Đào tạo Trường ĐHSP TP HCM, cho biết trường nhận giảng dạy nhiều đối tượng với mức học phí khác nhau, dao động từ 2,5-4 triệu đồng. Chương trình học tối thiểu 10 tín chỉ, được bố trí trong 32 buổi.
“Nếu chương trình học rơi vào cuối tuần sẽ kết thúc nhanh hơn, trong khi học ngày thường thì kéo dài hơn 3 tháng” - ông Vinh cho biết. Học phí đối với sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH khác ngoài SP là 4 triệu đồng, sinh viên tốt nghiệp trường ĐHSP là 3,2 triệu đồng, GV là 2,5 triệu đồng.
“Sau khi Bộ GD-ĐT thông báo thi tuyển GV chính, số trường ĐH, CĐ đặt hàng chúng tôi giảng dạy cao hơn bình thường 4-5 đơn vị. Còn lớp học đại trà không tăng lên nhiều do đối tượng chủ yếu là GV đang giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ” - một chuyên viên phòng đào tạo cho biết.
Một trung tâm đào tạo nghiệp vụ sư phạm tại quận 10, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
PGS-TS Nguyễn Ngọc Phương, Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ Trường ĐH SP Kỹ thuật TP HCM, cũng cho hay Bộ GD-ĐT vừa ra thông báo thi tuyển GV chính, nâng ngạch nên rất nhiều thầy cô không chuẩn bị chứng chỉ này đã cấp tập đi học, tạo ra phản ứng ngược… “Nếu xét về nguyên tắc, lẽ ra các thầy cô đã học từ lâu” - ông khẳng định.
Theo đại diện Trường ĐHSP Kỹ thuật TP HCM, Bộ GD-ĐT phân định 3 mức độ của chứng chỉ nghiệp vụ SP dành cho GV. “Các thầy cô đã có bằng tốt nghiệp ĐH SP không phải học từ đầu, mà học chuyển đổi cho đủ” - ông nói.
Trường ĐHSP Kỹ thuật TP HCM tổ chức giảng dạy và cấp bằng cho các trường theo đơn đặt hàng của các trường ĐH, CĐ khác. “Trường chúng tôi không mở lớp thường xuyên, đơn vị nào đặt hàng, trường cử người sang dạy với giá khoảng 200.000/tín chỉ, tùy theo đối tượng. GV trong trường chúng tôi đào tạo miễn phí” - ông Phương cho biết.
Trong khi đó, trung tâm của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM cho hay tháng 8 mới mở khóa mới. Học phí năm ngoái của trường này là 2,5 triệu đồng.
Nở rộ trung tâm đào tạo cấp tốc
Từ năm 2007 đã xuất hiện các quy định về cấp phép cho đơn vị đào tạo nghiệp vụ SP GV. Thời gian đó, khu vực TP HCM và miền Đông Nam Bộ chỉ giao cho Trường ĐHSP TP HCM đào tạo. Cả nước có khoảng 10 đơn vị được phép theo vùng miền như Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐH Vinh, ĐH Huế....
“Tuy nhiên, sau đó, vài đơn vị khác không có chức năng đào tạo SP cũng được cấp phép. Nhiều đơn vị không được cấp phép nhưng lại liên kết với đơn vị miền Bắc, miền Trung để mở lớp tại TP HCM” - đại diện phòng đào tạo một trường ĐH tại TP HCM cho biết.
Theo sự quảng cáo rầm rộ trên internet, chúng tôi đến Trung tâm CP Giáo dục và Công nghệ Việt (quận 10, TP HCM). Nhân viên tư vấn ở đây cho biết 1 khóa học nghiệp vụ SP ở trung tâm kéo dài 2 tháng với 20 tín chỉ, học phí là 3 triệu đồng, chứng chỉ do Trường ĐHSP Hà Nội cấp. “GV của trung tâm đến từ các trường ĐH lớn ở Hà Nội và TP HCM như: SP Hà Nội, SP TP HCM, Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, Luật TP HCM…” - nhân viên này nhanh nhảu tư vấn.
Công ty Cổ phần Giáo dục và Công nghệ Việt hiện có 2 khóa, 1 khóa đã bắt đầu từ hơn 1 tháng nay, 1 khóa tháng sau mới khai giảng. “Hay em học khóa đã khai giảng 1 tháng, chị sẽ phát giáo trình em tự về học rồi ôn thi?” - nhân viên này thăm dò. Khi chúng tôi tỏ vẻ lo ngại sẽ không học kịp và khó bảo đảm kiến thức do vào học muộn, chị ta trấn an: “Yên tâm, GV sẽ tạo điều kiện hết sức cho học viên qua khóa học”.
Chúng tôi cũng đến Công ty Cổ phần Giáo dục Việt Nam - một địa chỉ đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ SP và hết sức ngạc nhiên khi đó chỉ là 2 căn nhà chật hẹp trên con đường nhỏ ở quận 10, TP HCM. Ở tầng trệt, bề ngang chừng 4 m2, lực lượng tư vấn viên hùng hậu đang chờ sẵn học viên. Thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại vì căn nhà phố chật chội liệu có đáp ứng môi trường học tập, một tư vấn viên trấn an rằng “cứ yên tâm” vì mỗi lớp chỉ… 30 học viên.
Khi được hỏi nếu tốt nghiệp trường ĐHSP thì có được miễn môn hoặc giảm học phí không, tư vấn viên ở một trung tâm cho biết học viên có thể mang bằng đến để giảm trừ môn nhưng không được giảm học phí.
Không rõ nguồn gốc, giá trị của chứng chỉ Liên hệ một trung tâm khác có trụ sở tại quận Bình Thạnh và chi nhánh quận 10, TP HCM, chúng tôi cũng được biết hiện mỗi cơ sở có 2 lớp học, đã khai giảng và chốt danh sách. “Khóa học theo chương trình của Bộ GD-ĐT, phôi bằng của bộ cấp, có giá trị vĩnh viễn trên cả nước. Trung tâm đang có chương trình giảm giá chỉ còn 1,5 triệu đồng. Ở trung tâm chúng tôi cấp chứng chỉ, còn các trường ĐH khác tại TP HCM chỉ có giấy chứng nhận” - tư vấn viên mời mọc. Tuy nhiên, khi được hỏi tên cụ thể của trung tâm là gì, đã được cấp phép chưa, có gì bảo đảm đây là bằng thật..., tư vấn viên này tỏ ra bối rối và không trả lời. |
Tác giả bài viết: Lê Thoa