Một cuộc khảo sát thực hiện trên 21.000 lãnh đạo doanh nghiệp, nhân vật tiêu biểu và các công dân nói chung để đánh giá 80 quốc gia được nhìn nhận như thế nào theo các chỉ số từ ảnh hưởng kinh tế đến quốc tịch và chất lượng sống. Các quốc gia được cho điểm đến 10 trên 5 yếu tố: Quyền con người, bình đẳng giới, cân bằng thu nhập, tiến bộ và an toàn.
1. Đan Mạch
Ghi điểm cao về quyền con người và bình đẳng giới, đất nước Scandinavi có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tuyệt vời dựa trên thu nhập và là một trong những nước có chính sách linh hoạt nhất về chế độ thai sản ở Châu Âu.
2. Thụy Điển
Bị rơi khỏi vị trí dẫn đầu của năm 2017, Thụy Điển có những quan điểm tiến bộ nhất về bình đẳng giới, theo một báo cáo của YouGov.
3. Na Uy
Xếp ở vị trí thứ 3 trên 144 nước trong báo cáo khoảng cách giới trên diễn đoàn kinh tế thế giới 2016, các chính sách nghỉ thai sản rộng rãi của đất nước là một trong những lý do đưa Na Uy đứng trong top đầu các quốc gia về bình đẳng giới.
4. Hà Lan
Chính phủ Hà Lan đã nỗ lực để thu hẹp quảng cách giới trong các lĩnh vực sức khỏe, giáo dục, kinh tế và chính trị, mang lại lợi ích về chăm sóc y tế cho các bà mẹ
5. Phần Lan
Đây là quốc gia đầu tiên đưa ra các quyền không hạn chế đối với phụ nữ về bầu cử và ứng cử vào quốc hội. Đây là một trong những môi trường cởi mở nhất đối với phụ nữ.
6. Canada
Đất nước Bắc Mỹ đạt các thứ hạng cao trên nhiều lĩnh vực, từ quyền con người đến bình đẳng giới.
7. Thụy Sĩ
Là đất nước tốt nhất thế giới nói chung, theo xếp hạng, đất nước thanh bình và trung lập này đạt được 9/10 điểm về bình đẳng giới.
8. Úc
Với tuổi thọ cao cả ở hai giới, Úc đạt 9.1/10 điểm về quyền con người nhưng lại chỉ nhận được 8.4 điểm về bình đẳng giới.
9. New Zealand
Năm 2017, thủ tướng Jacinda Ardern đã dẫn dắt đảng Lao động tiến bộ đến chiến thắng và trở thành nhà lãnh đạo nữ trẻ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, quốc gia này chỉ nhận được 7,6 điểm về bình đẳng giới.
10. Đức
Quốc gia này được đánh giá cao về tiến bộ, 9,2 điểm và 8,2 điểm về quyền con người, nhưng lại chỉ được đánh giá 7,6 điểm về bình đẳng giới.
11. Luxembourg
Đất nước giàu có nhất liên minh Châu Âu có chỉ số cuộc sống cao nhất và điểm số cao về quyền con người. Luxembourg chỉ ghi 6,9 điểm về bình đẳng giới, 5,4 điểm về tiến bộ và 6,2 điểm bình đẳng thu nhập.
12. Áo
Đất nước trung Âu nhiều văn hóa có chất lượng sống cao cũng như điểm số hợp lý về quyền con người và bình đẳng giới. Tuy nhiên, bình đẳng thu nhập ở Áo vẫn còn cần phải cải thiện rất nhiều khi quốc gia chỉ đạt số điểm là 5,5.
13. Vương quốc Anh
Với nữ tổng thống, vương quốc Anh ghi điểm về bình đẳng giới (8,5) và quyền con người (9). Tuy nhiên, bình đẳng thu nhập lại rất thấp, chỉ với 2,8 điểm.
14. Pháp
Đất nước Tây Âu này có rất nhiều ảnh hưởng lên thế giới. Pháp được đánh giá cao về bình đẳng giới và quyền con người, nhưng cũng giống vương quốc Anh, chỉ số bình đẳng thu nhập của Pháp rất thấp, chỉ 2,4 điểm.
15. Ireland
Được đánh giá là xã hội bảo thủ, Ireland có điểm số thấp về sự tiến bộ (3,6) và bình đẳng thu nhập cũng chỉ đạt 3,6 điểm. Nhưng quyền con người của đất nước này lại được đánh giá cao với 8,1 điểm, giúp nó đứng trong top 20.
16. Hoa Kì
Sự không bình đẳng về thu nhập là một trong những thách thức đối với nước Mỹ, nó chỉ đạt 1,4 điểm. Tuy nhiên, đất nước bắc Mỹ lại đạt 8,8 điểm về tiến bộ và bình đẳng giới ở mức độ 7,6 điểm.
17. Nhật Bản
Một trong những quốc gia có nền công nghệ phát triển nhất thế giới, Nhật Bản đạt điểm tuyệt đối về tiến bộ, nhưng gây sốc với điểm số 0,7 của bình đẳng giới và 3,1 điểm về quyền con người.
18. Tây Ban Nha
Thất nghiệp vẫn đang là một vấn đề ở Tây Ban Nha. Bất bình đẳng về thu nhập nhận được 1,4 điểm. Tuy nhiên, quốc gia đã có nỗ lực về bình đẳng giới (6,4 điểm) và quyền con người (6,2 điểm).
19. Ý
Đất nước của nghệ thuật, rượu vang và các món ăn hấp dẫn có điểm số trung bình về bình đẳng giới (5,8), tiến bộ (4,2) và quyền con người (6,2), nhưng thất nghiệp ở nữ giới vẫn là một vấn đề đáng lưu tâm.
20. Bồ Đào Nha
Quốc gia Tây Âu này có chỉ số bình đẳng thu nhập thấp (1,3), tuy nhiên, nó có chỉ số an toàn là 7,3 và chỉ số trung bình về quyền con người 6,2.
Tác giả: Hữu Nguyên
Nguồn tin: Báo Dân trí