Sau khi Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) ký thỏa thuận trở thành cổ đông và đối tác chiến lược của Oceanbank, Nguyễn Xuân Sơn được PVN cử sang giữ chức Tổng giám đốc Oceanbank.
Nguyễn Xuân Sơn bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao và sự phụ thuộc của Oceanbank vào nguồn tiền gửi huy động từ PVN mà đặt vấn đề với Hà Văn Thắm về việc để huy động được nguồn tiền gửi từ PVN, Oceanbank cần chi thêm tiền "chăm sóc khách hàng" (thực chất là tiền chi lãi ngoài huy động vốn).
Chấp nhận đề nghị trên, thông qua công ty sân sau BSC, Thắm đã trích tiền thu phí dịch vụ từ công ty này đưa Sơn hơn 69 tỷ đồng để chăm sóc cho nhóm khách hàng dầu khí.
Trong quá trình điều tra, đã có lần Nguyễn Xuân Sơn khai đã nhận từ Oceanbank khoảng 200 tỷ đồng.
Số tiền trên Sơn chuyển cho Ninh Văn Quỳnh, kế toán trưởng PVN 60% (khoảng 120 tỷ đồng), trong đó một vài lần anh họ của Sơn là Nguyễn Xuân Thắng trực tiếp mang tiền vào phòng làm việc của Quỳnh để giao.
Số tiền 40% (khoảng 80 tỷ đồng) còn lại, Sơn nhờ người giữ hộ để gửi tiết kiệm. Cứ khi nào Sơn cần thì lại rút ra chi. Sau này Sơn nhờ Thắng giữ hộ 15 tỷ đồng, trong đó Sơn nhờ Thắng trả hộ tiền mua nhà của bố mẹ Thắng là 10,5 tỷ đồng, còn lại Thắng quản lý hộ.
Sơn còn khai đã từng nhờ Thắng đến Oceanbank lấy hộ 10 tỷ đồng để đi mua đất cho ông Đỗ Văn Hậu, nguyên TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhưng ông Hậu không nhận.
Được triệu tập đến tòa, ông Ninh Văn Quỳnh (kế toán trưởng PVN) khai về mối quan hệ giữa ông ta và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn:
"Tôi và anh Sơn quan hệ không tin tưởng, cảnh giác nhau trong công việc. Năm 2010, khi PVN thực hiện việc bổ nhiệm Phó TGĐ phụ trách tài chính, tôi và anh Sơn đều nằm trong diện quy hoạch.
Cá nhân tôi nhận thức, tôi được nhiều người giới thiệu chức danh này. Về năng lực, uy tín tôi hơn anh Sơn. Nhưng cuối cùng anh Sơn được bổ nhiệm, tôi vẫn phải phục tùng anh Sơn. Khi lên làm TGĐ, anh Sơn cũng rất coi thường tôi".
Trả lời HĐXX về việc bị cáo Sơn khai đã chuyển khoản tiền lớn cho mình, và thư ký của bị cáo Sơn cũng khai nhiều lần cùng bị cáo Sơn đưa những cái túi đến chỗ ông Quỳnh, ông này cho biết chưa bao giờ nhận tiền ngoài lãi suất.
"Lời khai của anh Sơn là phụ thuộc vào ý chí của anh ấy. Các túi mà anh Thắng mang sang có thể là áo sơ mi, chai rượu, hoàn toàn không có chuyện tôi nhận tiền từ anh Sơn.
Lý giải việc tại sao các khách hàng nhỏ còn được chi lãi ngoài, trong khi PVN có thời điểm gửi tới 11.000 tỷ đồng mà không nhận được tiền chi lãi ngoài, ông Quỳnh cho biết: "Chính tôi chỉ đạo ra công văn gửi nhân viên cần thận trọng trong việc nhận lãi suất ngoài quy định, phải thực hiện theo quy định của NHNN. Tôi nhận thức đó là hành vi không đúng pháp luật nên không làm.
Vì sao PVN đầu tư vào Oceanbank?
Cũng theo lời khai của ông Quỳnh, việc PVN đầu tư 800 tỷ đồng vào Oceanbank là thực hiện chủ trương của tập đoàn.
Trước khi góp 20% vốn vào Oceanbank, PVN cũng đã thành lập ban trù bị để thành lập ngân hàng của ngành dầu khí. Chính bị cáo Sơn là người cầm trịch.
Tuy nhiên vì nhiều lý do, ngân hàng dầu khí không được thành lập nên sau đó PVN đã chuyển sang góp vốn vào Oceanbank.
Số tiền 800 tỷ góp vốn vào Oceanbank được góp thành 3 lần, có hồ sơ, chứng từ cụ thể.
Theo lời khai của ông Quỳnh, PVN không chịu áp lực phải gửi tiền vào Oceanbank, cũng không có ai giới thiệu, chỉ đạo PVN phải gửi tiền vào đó.
Nguyễn Xuân Sơn bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao và sự phụ thuộc của Oceanbank vào nguồn tiền gửi huy động từ PVN mà đặt vấn đề với Hà Văn Thắm về việc để huy động được nguồn tiền gửi từ PVN, Oceanbank cần chi thêm tiền "chăm sóc khách hàng" (thực chất là tiền chi lãi ngoài huy động vốn).
Chấp nhận đề nghị trên, thông qua công ty sân sau BSC, Thắm đã trích tiền thu phí dịch vụ từ công ty này đưa Sơn hơn 69 tỷ đồng để chăm sóc cho nhóm khách hàng dầu khí.
Trong quá trình điều tra, đã có lần Nguyễn Xuân Sơn khai đã nhận từ Oceanbank khoảng 200 tỷ đồng.
Số tiền trên Sơn chuyển cho Ninh Văn Quỳnh, kế toán trưởng PVN 60% (khoảng 120 tỷ đồng), trong đó một vài lần anh họ của Sơn là Nguyễn Xuân Thắng trực tiếp mang tiền vào phòng làm việc của Quỳnh để giao.
Số tiền 40% (khoảng 80 tỷ đồng) còn lại, Sơn nhờ người giữ hộ để gửi tiết kiệm. Cứ khi nào Sơn cần thì lại rút ra chi. Sau này Sơn nhờ Thắng giữ hộ 15 tỷ đồng, trong đó Sơn nhờ Thắng trả hộ tiền mua nhà của bố mẹ Thắng là 10,5 tỷ đồng, còn lại Thắng quản lý hộ.
Sơn còn khai đã từng nhờ Thắng đến Oceanbank lấy hộ 10 tỷ đồng để đi mua đất cho ông Đỗ Văn Hậu, nguyên TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhưng ông Hậu không nhận.
Được triệu tập đến tòa, ông Ninh Văn Quỳnh (kế toán trưởng PVN) khai về mối quan hệ giữa ông ta và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn:
"Tôi và anh Sơn quan hệ không tin tưởng, cảnh giác nhau trong công việc. Năm 2010, khi PVN thực hiện việc bổ nhiệm Phó TGĐ phụ trách tài chính, tôi và anh Sơn đều nằm trong diện quy hoạch.
Cá nhân tôi nhận thức, tôi được nhiều người giới thiệu chức danh này. Về năng lực, uy tín tôi hơn anh Sơn. Nhưng cuối cùng anh Sơn được bổ nhiệm, tôi vẫn phải phục tùng anh Sơn. Khi lên làm TGĐ, anh Sơn cũng rất coi thường tôi".
Trả lời HĐXX về việc bị cáo Sơn khai đã chuyển khoản tiền lớn cho mình, và thư ký của bị cáo Sơn cũng khai nhiều lần cùng bị cáo Sơn đưa những cái túi đến chỗ ông Quỳnh, ông này cho biết chưa bao giờ nhận tiền ngoài lãi suất.
"Lời khai của anh Sơn là phụ thuộc vào ý chí của anh ấy. Các túi mà anh Thắng mang sang có thể là áo sơ mi, chai rượu, hoàn toàn không có chuyện tôi nhận tiền từ anh Sơn.
Lý giải việc tại sao các khách hàng nhỏ còn được chi lãi ngoài, trong khi PVN có thời điểm gửi tới 11.000 tỷ đồng mà không nhận được tiền chi lãi ngoài, ông Quỳnh cho biết: "Chính tôi chỉ đạo ra công văn gửi nhân viên cần thận trọng trong việc nhận lãi suất ngoài quy định, phải thực hiện theo quy định của NHNN. Tôi nhận thức đó là hành vi không đúng pháp luật nên không làm.
Vì sao PVN đầu tư vào Oceanbank?
Cũng theo lời khai của ông Quỳnh, việc PVN đầu tư 800 tỷ đồng vào Oceanbank là thực hiện chủ trương của tập đoàn.
Trước khi góp 20% vốn vào Oceanbank, PVN cũng đã thành lập ban trù bị để thành lập ngân hàng của ngành dầu khí. Chính bị cáo Sơn là người cầm trịch.
Tuy nhiên vì nhiều lý do, ngân hàng dầu khí không được thành lập nên sau đó PVN đã chuyển sang góp vốn vào Oceanbank.
Số tiền 800 tỷ góp vốn vào Oceanbank được góp thành 3 lần, có hồ sơ, chứng từ cụ thể.
Theo lời khai của ông Quỳnh, PVN không chịu áp lực phải gửi tiền vào Oceanbank, cũng không có ai giới thiệu, chỉ đạo PVN phải gửi tiền vào đó.
Tác giả bài viết: T.Nhung - T.Linh
Nguồn tin: