Thế giới

Đặc nhiệm Iraq hành quyết IS để moi thông tin

Sau khi bắt được nghi phạm IS ở Mosul, lực lượng đặc nhiệm Iraq dùng nhiều cách để moi tin, trong đó có cả hành quyết.

ABC News hôm 25/5 công bố các hình ảnh và đoạn bằng ghi hình từ một phóng viên ảnh Iraq công bố sự thực của những thông tin về đội ngũ IS mà đặc nhiệm Iraq có được từ những nghi phạm khủng bố bị bắt giữ.

Phóng viên ảnh là Ali Arkady, 34 tuổi, làm việc cho hãng thông tấn chuyên đưa tin chiến sự có tên “VII”, đã tuồn những tấm ảnh này ra khỏi Iraq.

Phóng viên Ali Arkady. Ảnh: ABC News

Người này đã được tham gia vào hàng loạt các cuộc tra tấn nghi phạm khủng bố IS để lấy các thông tin tìm hiểu về hoạt động của Sư đoàn Phản ứng Khẩn cấp (ERD) - một lực lượng đặc nhiệm hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ Iraq và các cố vấn người Mỹ.

Các bức ảnh của Arkady đều được các thành viên ERD biết và thậm chí cho phép trực tiếp ghi lại và cho thấy, các nghi phạm bị tra tấn tới mức đưa ra những lời thú tội sai sự thật. Các hành thức tra tấn còn có "hành quyết tại chỗ".

Nghi phạm IS bị kéo lê bằng dây thừng buộc ở chân cho tới khi phải thừa nhận đã làm việc cho IS.

Phóng viên này cho biết, anh là một người Kurd ở Iraq và theo đạo Hồi dòng Sunni. Ban đầu, anh quan tâm đến lực lượng ERD vì ấn tượng với cách chỉ huy của các sĩ quan thuộc 2 dòng Hồi giáo Sunni và Shi'a cùng hợp tác chống IS. Anh đã truyền cảm hứng cho nhiều người và điều này đã khiến các sĩ quan ERD cho phép cùng tham gia các chiến dịch truy quét.

Mọi sự đã khác khi Arkady được trực tiếp chứng kiến cảnh tra tấn thực sự của lực lượng này với các nghi phạm khủng bố bằng đánh đập, ép cung những từ đàn ông đến thanh thiếu niên 16 tuổi, thậm chí cả cho điện giật. Những nghi phạm thậm chí còn không có bất cứ mối liên quan nào tới IS vẫn bị ép tra khảo tới khi buộc phải thừa nhận vì đau đớn.

Lực lượng đặc nhiệm Iraq trong một cuộc đột kích. Ảnh: ABC News

Arkady chia sẻ với ABC News rằng anh cảm thấy bị ép buộc tham gia những cuộc tra tấn đó. Nhưng anh vẫn tiếp tục im lặng nên ERD không nghi ngờ gì và tiếp tục để Arkady ghi hình những cuộc tra tấn và hành quyết sau đó sử dụng các kỹ năng quay phim và chỉnh sửa để ghi lại các lời thú tội dối trá.

Theo Arkady, khi tham gia vào một cuộc đột kích vào ban đêm ở làng Qabr Al-Abed tại Iraq ngày 22/11, đội trưởng của nhóm đặc nhiệm Iraq đã đấm vào đầu của nghi phạm 15 lần sau đó yêu cầu nghi phạm niệm lại lời cam kết khi gia nhập lực lượng khủng bố.

Viên đội trưởng sau đó cũng nói Arkady quay đoạn clip lại sau đó sẽ chỉnh sửa lại như người đàn ông này đã tự nguyện đọc ra mà không phải là bị ép buộc.

Ngày hôm sau, người đàn ông khác và con trai đã bị đội ERD buộc tội chế tạo bom. Đội trưởng nhóm đặc nhiệm trên tiếp tục nói, nếu không nhận tội chế tạo bom, con trai của ông ta sẽ bị cắt cổ. Người đàn ông này không nhận tội và sau đó đã bị treo lên và tiếp tục đánh đập tới khi cánh tay gãy rời.

"Chúng tôi là lực lượng đặc biệt" - một người cảnh báo. "Chúng tôi sẽ hành quyết cả hai ở ngay đây. Tôi nói để cho ngươi biết vì tính mạng của ngươi thôi".

Sau khi không phát hiện thêm các bằng chứng cho thấy người đàn ông có mối liên hệ với IS, hai cha con được thả ra sau khi chịu thêm các trận đòn đau.

Một người đàn ông bị đánh đấm cho tới khi chịu khai đã gia nhập IS và niệm lời cam kết

Trong một vụ bắt giữ khác, Arkady kể lại thành viên đội đặc nhiệm tham gia thẩm vấn biết nói tiếng Anh tốt là Ali Mushtarakah - tên thật Ali Abdul Hussein Abd, đã làm việc này được hơn 10 năm, cử ra để thực hiện các cuộc thẩm vấn.

Tên này hét lên: "Hãy nói lời cam kết trung thành hoặc tao sẽ cho mày câm mồm".

Những hình ảnh mà Arkady công bố làm dấy lên những câu hỏi rằng liệu lực lượng Mỹ ở Iraq để giúp đỡ binh sỹ địa phương giải phóng Mosul khỏi tay IS có biết về tình trạng vi phạm nhân quyền tràn lan như vậy hay không. Bởi luật liên bang Mỹ có tên Leahy Act, không được viện trợ quân sự cho bất cứ lực lượng nào bị cho là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Sau khi đăng tải các bức ảnh và video, một nhân viên ERD đã liên lạc với ABC News và xác nhận rằng cảnh quay được thực hiện bởi Arkady là xác thực.

Mỹ từng ngợi ca lực lượng đặc nhiệm ERD và cho rằng đây là "một lực lượng chiến đấu rất hiệu quả".

Mỹ từ chối đã tiếp viện cho ERD.

Tuy nhiên, khi ABC News liên hệ với Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad để hỏi về những hình ảnh mà Arkady công bố, cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ ở Iraq khẳng định “Mỹ không cung cấp viện trợ quân sự, vũ khí hay cố vấn cho ERD”.

Vấn đề khai thác thông tin sau khi bắt giữ các nghi phạm khủng bố được cho là câu hỏi nhức nhối ở quốc gia Trung Đông này. Trong khi số lượng nghi phạm bắt được ngày càng tăng lên, cách giải quyết số lượng này, cách đối xử với tù nhân là điều được các nhà hoạt động nhân quyền chú ý.

Tác giả: Ngọc Dương

Nguồn tin: Báo Đất việt

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok