►Thêm vụ tính nhầm giá xăng: Đánh thuế tiền để dành của dân?
►Tính nhầm giá xăng: Bộ Tài chính họp khẩn, bắt DN chịu
►Bộ Công Thương tính nhầm giá xăng: Trăm tỷ ai được lợi?
Thông tin tính nhầm giá xăng đang khiến cho dư luận không khỏi hoang mang và bức xúc. Kể từ Nghị định 100 hướng dẫn các điều sửa đổi về thuế có hiệu lực (1/7), ba kỳ điều hành giá xăng đầu tiên đã tính thiếu khoảng 185 đồng/lít thuế tiêu thụ đặc biệt và ba kỳ điều hành giá gần đây cho thấy tình trạng thuế "chồng" thuế, khi thuế đánh cả vào khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vốn là Quỹ của người tiêu dùng.
Vì sao có tình trạng này? Nguyên nhân do đâu và cần phải khắc phục những hạn chế trên như thế nào?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã trao đổi với ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ), Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
Ông Phan Thế Ruệ: Tôi cho là việc "tính nhầm" thuế tiêu thụ đặc biệt xăng theo Nghị định 100 là sự chủ quan nhầm lẫn của Liên Bộ chứ không phải chỉ riêng của Bộ Tài chính. Bởi trước khi điều chỉnh giá xăng, hai "anh" này phải gặp nhau, anh Bộ Tài chính phải đưa ra giá cơ sở, phải thảo luận và người quyết định điều chỉnh giá cuối cùng là Bộ Công Thương.
Đây là một sai lầm, một sự chủ quan và nó không phù hợp với Nghị định mới. Lần sau, đừng có nhầm lẫn như vậy, đừng có quên những chuyện như vậy.
Nghị định 100 là do Bộ Tài chính soạn thảo, trình lên Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn là do Bộ chịu trách nhiệm mà các cán bộ điều hành giá lại không để ý tới. Đây là một cái sai lầm chết người, dẫn đến chuyện, không cẩn thận làm cho người tiêu dùng thiệt thòi và đặc biệt gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhà báo Phạm Huyền: Trả lời báo chí mới đây, Bộ Tài chính có cho rằng, đối với việc tính thiếu thuế tiêu thụ đặc biệt 3 kỳ điều hành giá đầu tiên thì doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, bù đắp lại để kê khai nộp thuế đúng quy định của Luật. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phan Thế Ruệ: Lý lẽ của Bộ Tài chính đưa ra là vin vào việc anh (Petrolimex) là doanh nghiệp Nhà nước, nên phải tiết giảm chi phí. Nhưng các đầu mối xăng dầu bây giờ đâu chỉ có mỗi doanh nghiệp Nhà nước mà còn có các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Anh cứ bảo lấy cái danh DNNN như thế để áp vào như vậy thì rõ ràng, tư duy của người làm chính sách là không phù hợp với tình hình hiện nay.
►Tính nhầm giá xăng: Bộ Tài chính họp khẩn, bắt DN chịu
►Bộ Công Thương tính nhầm giá xăng: Trăm tỷ ai được lợi?
Thông tin tính nhầm giá xăng đang khiến cho dư luận không khỏi hoang mang và bức xúc. Kể từ Nghị định 100 hướng dẫn các điều sửa đổi về thuế có hiệu lực (1/7), ba kỳ điều hành giá xăng đầu tiên đã tính thiếu khoảng 185 đồng/lít thuế tiêu thụ đặc biệt và ba kỳ điều hành giá gần đây cho thấy tình trạng thuế "chồng" thuế, khi thuế đánh cả vào khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vốn là Quỹ của người tiêu dùng.
Vì sao có tình trạng này? Nguyên nhân do đâu và cần phải khắc phục những hạn chế trên như thế nào?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã trao đổi với ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ), Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
Nhà báo Phạm Huyền: Ông đánh giá ra sao về tình trạng "tính nhầm" giá xăng của Liên Bộ Công Thương- Tài chính?
Ông Phan Thế Ruệ: Tôi cho là việc "tính nhầm" thuế tiêu thụ đặc biệt xăng theo Nghị định 100 là sự chủ quan nhầm lẫn của Liên Bộ chứ không phải chỉ riêng của Bộ Tài chính. Bởi trước khi điều chỉnh giá xăng, hai "anh" này phải gặp nhau, anh Bộ Tài chính phải đưa ra giá cơ sở, phải thảo luận và người quyết định điều chỉnh giá cuối cùng là Bộ Công Thương.
Đây là một sai lầm, một sự chủ quan và nó không phù hợp với Nghị định mới. Lần sau, đừng có nhầm lẫn như vậy, đừng có quên những chuyện như vậy.
Nghị định 100 là do Bộ Tài chính soạn thảo, trình lên Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn là do Bộ chịu trách nhiệm mà các cán bộ điều hành giá lại không để ý tới. Đây là một cái sai lầm chết người, dẫn đến chuyện, không cẩn thận làm cho người tiêu dùng thiệt thòi và đặc biệt gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhà báo Phạm Huyền: Trả lời báo chí mới đây, Bộ Tài chính có cho rằng, đối với việc tính thiếu thuế tiêu thụ đặc biệt 3 kỳ điều hành giá đầu tiên thì doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, bù đắp lại để kê khai nộp thuế đúng quy định của Luật. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phan Thế Ruệ: Lý lẽ của Bộ Tài chính đưa ra là vin vào việc anh (Petrolimex) là doanh nghiệp Nhà nước, nên phải tiết giảm chi phí. Nhưng các đầu mối xăng dầu bây giờ đâu chỉ có mỗi doanh nghiệp Nhà nước mà còn có các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Anh cứ bảo lấy cái danh DNNN như thế để áp vào như vậy thì rõ ràng, tư duy của người làm chính sách là không phù hợp với tình hình hiện nay.
Ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ) Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (ảnh: VietNamNet)
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, theo Nghị định 100, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra (trước VAT, thuế bảo vệ môi trường), nhưng đối với mặt hàng xăng, hiện nay, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đã được tính bao cả Quỹ bình ổn giá, vốn là Quỹ của người tiêu dùng. Điều này có phù hợp hay không?
Ông Phan Thế Ruệ: Trên thế giới, người ta tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên cơ sở đầu ra là đúng. Nhưng tính như thế nào để cho phù hợp, để không bị thuế chồng thuế là việc mà các cơ quan thuế, Bộ Tài chính phải tính toán.
Ví dụ, rõ ràng là anh tính trên cơ sở giá đầu ra nhưng không được để có sự trùng lặp, chỉ chọn ra những khoản nào được tính và những khoản nào không được tính làm giá tính thuế.
Chẳng hạn ở giá xăng, Quỹ bình ổn chẳng hạn, bản thân Quỹ này đã là có sự bất hợp lý. Trong Nghị định 83, 11 yếu tố tạo ra giá cơ sở, trong đó có Quỹ bình ổn và đặc biệt còn có lợi nhuận định mức. Thế thì, ông tính giá tính thuế lại gộp tất cả lại như vậy thì thành ra, lợi nhuận định mức không còn là 300 đồng/lít (theo quy định) nữa mà lại được cộng thêm thuế (10%), Quỹ bình ổn trích ra cũng do tính thuế như vậy lại được cộng thêm.
Thực chất, Quỹ bình ổn đã chính là tiền người tiêu dùng ứng ra cho thị trường rồi. Thế thì bây giờ, các ông tính như thế là đã là vô lý.
Ở đây, có cái là tính theo giá đầu ra là đúng rồi, Nghị định 100, tôi cho là phương pháp tính là đúng, nhưng phải trừ các khoản không hợp lý ra sao. Không phải anh cứ cộng gộp tất cả các khoản lại rồi nhân lên.
Thuế chồng thuế là không có lợi cho người tiêu dùng. Có thể, Nhà nước sẽ thu được một khoản nào đó. Doanh nghiệp phải hi sinh quyền lợi của mình để đưa thuế vào. Nhưng rõ ràng, thuế chồng thuế thì giá bán ra tăng. Giá bán ra tăng thì người tiêu dùng bị thiệt. Nghĩa là, nó không bảo vệ cho quyền lợi của đại đa số người tiêu dùng.
Nhà báo Phạm Huyền: Bộ Công Thương có cho rằng, tất cả các câu chuyện liên quan đến thuế, phí Quỹ xăng dầu là trách nhiệm của Bộ Tài chính. Trước kỳ điều hành, Bộ Tài chính gửi thông báo áp dụng thuế, Quỹ ra sao thì Bộ Công Thương sẽ làm theo và không quan tâm đến việc Luật, Nghị định đã có hiệu lực từ lâu (1/7). Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phan Thế Ruệ: Trong quy định của Nghị định 83 và trong hướng dẫn của Thông tư Liên Bộ đã nói, mỗi lần điều chỉnh, hai bộ phải thống nhất với nhau. Bộ Tài chính đưa ra giá cơ sở, Bộ Công Thương phải xem xét. Hai Bộ phải trao đổi với nhau, lần này điều chỉnh thì giảm bao nhiêu, tăng bao nhiêu?
Bây giờ việc xảy ra rồi, Bộ nọ đổ lỗi cho bộ kia là không đúng, không khách quan. Khuyết điểm này là của Liên Bộ, của Tổ điều hành giá.
Trước hết, ông Cục Quản lý giá phải chịu trách nhiệm, cao hơn là ông Bộ trưởng Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm, hay ông Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phải chịu trách nhiệm và cao hơn nữa là Bộ trưởng Công Thương cũng phải chịu trách nhiệm. Thế mới đúng luật pháp.
Tôi cho rằng, cái tối thiểu nhất, trước hết ông phải xin lỗi người tiêu dùng và doanh nghiệp. Ông sai ông phải nhận: Tôi xin lỗi, tôi sai, a, b, c thế này. Sau đó, ông phải họp lại, quy trách nhiệm, sửa sai.
Đồng chí Thủ tướng vào Hội An, còn phải xin lỗi dân vì chuyện xe kéo hàng đàn vào phố đi bộ. Thế thì, mấy ông Bộ trưởng phải xin lỗi đồng báo, Cục trưởng phải xin lỗi quốc dân đồng bào, doanh nghiệp rồi sau đó, nhận khuyết điểm và tự phê bình.
Nhà báo Phạm Huyền: Với những thiếu sót như vậy, theo ông, cần phải khắc phục như thế nào?
Ông Phan Thế Ruệ: Từ đầu năm đến giờ, tôi cho trong điều hành giá xăng dầu là 2 cú sai rồi. Mà hai cú này đều sai chết người. Toàn là liên quan đến trăm tỷ, thậm chí là nghìn tỷ. Ví dụ như "cú" tính thuế nhập khẩu chênh lệch giữa thuế từ Hàn Quốc vào là 10% mà lại tính là 20% vào giá cơ sở.
Đây là việc cần phải rút kinh nghiệm.
Từ đây trở đi, cơ quan điều hành giá hai bộ phải hết sức hợp tác với nhau. Ở các nước phát triển, ông làm sai là trước hết ông phải xin lỗi dân, thậm chí phải từ chức, rồi bù đắp vào bằng tiền của mình.
Nhưng ở Việt Nam thì khác. Giờ lấy ngân sách ra bù thì cũng là ngân sách, của dân, lấy Quỹ bình ổn ra bù theo ý kiến của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thì là tiền của dân. Trong khi đó, công chức Nhà nước làm gì có tiền mà đền bù. Ông Cục trưởng Cục Quản lý giá, ông Vụ trưởng Thị trường trong nước phải chịu trách nhiệm về việc này.
Kỷ luật kỷ cương phải nghiêm túc, không thì cuối cùng hoà cả làng thì lần sau lại mắc thôi. Tôi cho là, vụ này mà hoà cả làng thì lần sau công tác điều hành giá xăng dầu sẽ vẫn mắc thôi.
Clip: Đức Yên, Xuân Quý, Huy Phúc
Tác giả bài viết: Phạm Huyền(Thực hiện)