Cuộc họp khá căng thẳng, rất nhiều ý kiến, kế hoạch cụ thể của các đồng chí chỉ huy, của từng cán bộ trinh sát được đưa ra để thảo luận… Nửa đêm, rồi canh ba, canh bốn trôi qua… Đến 3h30 ngày chủ nhật 25-9, cuộc họp án mới kết thúc.
Thứ trưởng Lê Quý Vương vội lên xe ô tô chở về Hà Nội để kịp dự hội nghị quan trọng của Bộ Công an. ác cán bộ chỉ huy, trinh sát theo kế hoạch phân công cũng lập tức lên đường.
Thượng tướng Lê Quý Vương (áo trắng) trực tiếp chỉ đạo công tác điều tra, khám phá vụ án.
Không ai được chợp mắt, và dường như tất cả đã quá quen với tiến độ khẩn trương của các vụ án đặc biệt nghiêm trọng… Ngày Chủ nhật, lực lượng chức năng chính thức thông báo truy tìm nghi phạm, phong tỏa các cửa khẩu. Tối cùng ngày, kết quả giám định con dao thu được ở nhà Dũng có dấu máu của bà Hát càng củng cố chứng cứ chứng minh đối tượng Dũng chính là hung thủ của vụ thảm án.
Sáng 26-9, Ban chuyên án đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Doãn Trung Dũng và ra lệnh truy nã đặc biệt đối tượng.
Khi nhận được thông tin đối tượng bỏ trốn ở khu vực sau một nhà máy đóng tàu tại Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), các lực lượng của Cục CSHS, Công an tỉnh Quảng Ninh và một số đơn vị nghiệp vụ khác của Bộ Công an khẩn trương di chuyển sang Thủy Nguyên, phối hợp với Công an TP. Hải Phòng tập trung vây ráp đối tượng.
Lực lượng Công an chốt chặn, kiểm tra các phương tiện.
“Đối tượng có 2 tiền án (về hành vi cướp tài sản, mua bán trái phép chất ma tuý), lại manh động nên yêu cầu đặt ra đầu tiên là phải bắt bằng được đối tượng, không để đối tượng tự sát cũng như đảm bảo an toàn cho nhân dân nơi đối tượng ẩn náu”, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự phân tích.
Hơn ai hết, người chỉ huy dạn dày, kinh qua việc điều tra nhiều vụ thảm án hiểu rằng, nếu đối tượng tự sát thì chuyên án coi như thất bại, bởi nhiều câu hỏi đặt ra như bao nhiêu đối tượng tham gia vụ án sẽ không thể giải đáp được; cũng như không thể đảm bảo yêu cầu đưa đối tượng ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Qua điều tra, xác minh, Ban chuyên án nhận định và đưa vào tầm ngắm đối tượng nghi vấn là Doãn Trung Dũng, 45 tuổi, trú tại tổ 7, khu 1, phường Trưng Vương, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Khám nghiệm hiện trường vụ án.
Dũng có mối quan hệ họ hàng với gia đình nạn nhân nhưng lại vắng mặt trong lễ tang. Dũng sinh ra trong một gia đình nề nếp tại TP Hải Phòng. Sau khi lập gia đình, Dũng sống tại nhà vợ, phố Đồng Mương, phường Trưng Vương, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Tên này từng có 2 tiền án về tội cướp tài sản và mua bán trái phép ma túy. Ra tù, Dũng làm nghề đóng than tổ ong. Vợ Dũng là cháu gọi bà Nguyễn Thị Hát (nạn nhân trong vụ sát hại) là dì ruột. Dũng thường tụ tập một số đối tượng đánh bạc tại gia đình gây mất ANTT trên địa bàn.
Các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công an TP Hải Phòng triển khai lực lượng truy tìm Doãn Trung Dũng. Trên các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Quảng Ninh lập các chốt chặn từ chiều 25-9.
Doãn Trung Dũng khi bị bắt.
Trong đó, có 3 điểm chốt trọng yếu ở chân cầu Đá Bạc trên Quốc lộ 10 nối Quảng Ninh - Hải Phòng; tại cổng Chùa Trình trên Quốc lộ 18 (tuyến Quảng Ninh đi các tỉnh phía Bắc) và tại trạm thu phí Đại Yên trên Quốc lộ 18 (Quảng Ninh đi Móng Cái), Công an Quảng Ninh bố trí dựng lán trại, trang bị đầy đủ vũ khí, túc trực 24/24 giờ, kiểm tra trên 90% xe khách, taxi, xe con, xe tải cùng các xe mô tô có dấu hiệu khả nghi.
Trong quá trình chạy trốn, đối tượng có thể liều lĩnh bắt cóc con tin… Ban chuyên án đã tính toán kỹ tất cả các phương án, thậm chí huy động cả xe cứu thương vào cuộc để đề phòng trường hợp đối tượng tự sát.
15h ngày 26-9, Thứ trưởng Lê Quý Vương tiếp tục có mặt ở Thuỷ Nguyên để trực tiếp chỉ đạo việc vây bắt đối tượng. 21h, cuộc vây ráp thành công, đối tượng sa lưới pháp luật khi đang lẩn trốn tại một quán cà phê dưới chân cầu Bính, gần núi Đèo.
Tác giả bài viết: T.Hòa - Q.Vinh - Đ.Hùng