Cung điện Jal Mahal tọa lạc tại “thành phố màu hồng” Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ, nằm ngập giữa hồ nước nhân tạo. Jal Mahal (có nghĩa là: Cung điện nước), là công trình xây dựng bằng đá cẩm thạch tuyệt đẹp. Cung điện và hồ xung quanh nó được nhà vua Maharaja Jai Singh II của nước Amber cải tạo và mở rộng trong thế kỷ 18. Theo đó, nơi này cũng thay đổi hình dáng ngoạn mục.
Vẻ đẹp của cung điện ngập trong hồ nước
Sau đó, người con trai của nhà vua là Madho Singh, Madho Singh II, đã mở rộng cung điện bằng cách xây thêm khoảng sân. Tuy nhiên, không lâu sau, nó bị để hoang trong suốt hơn 2 thế kỷ và mới được khôi phục lại vào những năm 2000.
Khi lượng nước trong hồ dâng cao, người ta chỉ thấy tầng trên cùng
Jal Mahal là công trình có cấu trúc kỳ lạ. Nơi này không hẳn là cung điện bởi nó không có phòng để sinh sống. Bên trong công trình là khu vườn. Tại đây là nơi Maharaja từng tản bộ đi dạo. Jal Mahal gồm 5 tầng, chỉ có tầng trên cùng nằm trên mặt nước. 4 tầng thấp còn lại chủ yếu nằm dưới nước khi hồ đầy.
Cung điện nằm giữa hồ nước nhân tạo
Jal Mahal là sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, bao gồm cả lối kiến trúc Rajput và Mughal. Trong đó, kiến trúc Rajput chủ yếu lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống Hindu. Còn với Mughal lại ảnh hưởng nhiều bởi phong cách Hồi giáo và Ba Tư. Điều này có thể thấy rõ sự tổng hòa ở Jal Mahal.
Nơi này là sự tổng hòa của nhiều loại kiến trúc
Hành lang và phòng lớn ở tầng đầu tiên được trang trí bằng những bức tranh tuyệt đẹp. Trên khu sân thượng và khu vườn lớn. Tại mỗi góc của công trình là tòa tháp hình bát giác với phần mái vòm tao nhã.
Đẹp rực rỡ khi đêm xuống
Cung điện nằm giữa hồ nước nhân tạo Man Saga. Công trình do Raja Man Singh khởi công xây dựng vào năm 1610 để đáp ứng nạn đói và thiếu hụt nước từng xảy ra vào giai đoạn của cuối thế kỷ trước. Nhằm ngăn chặn tình trạng tái diễn này, Raja Man Singh cho dựng một con đập ngay trên sông Dharbawati rồi tạo nên hồ nước nhân tạo. Trong suốt nhiều thập kỷ, hồ nước này cung cấp nguồn nước cho các cư dân ở khu vực xung quanh để sinh hoạt và tưới tiêu. Đây cũng là “ngôi nhà chung” của những đàn chim di cư.
Trong nhiều thế kỷ, hồ nước bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải chưa qua xử lý. Năm 2004, một công ty tư nhân đã bao thầu toàn bộ diện tích, bao gồm cả cung điện và hồ nước, với ý định biến nơi này thành khu du lịch hấp dẫn. Trong suốt thập kỷ qua, hồ nước được làm sạch và khôi phục lại với kết quả tích cực. Chất lượng nước được cải thiện, kéo theo những đàn chim trở về.
Hiện tại, Jal Mahal vẫn chưa mở cửa đón khách du lịch. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể ngắm vẻ đẹp của kiến trúc nơi này bằng cách đi thuyền trên hồ.
Tác giả bài viết: Việt Hà
Nguồn tin: