Thể thao

Công Vinh giã từ sự nghiệp: Những ám ảnh với mảnh đất quê hương

Từ gia đình cho đến SLNA là những day dứt không nguôi nơi Công Vinh. Nhưng tình cảm ấy, nỗi nhớ ấy; không phải ai cũng có thể thấu hiểu.

Công Vinh giã từ sự nghiệp: Hạnh phúc hiện hình từ trong gian khổ
Công Vinh từ giã sự nghiệp: Nghèo khổ cũng là một gia tài


Tuổi thơ trôi qua với những đau khổ, nhọc nhằn nên ký ức ấy vẫn còn nguyên trong tâm trí Công Vinh. Ngoài nỗ lực để mang lại hạnh phúc, sự thay đổi cuộc sống từng thành viên một trong gia đình; Công Vinh còn luôn hướng đến mảnh đất nơi mình đã lớn lên. Khi còn là cầu thủ của SLNA và tiền bạc cũng không dư giả gì nhưng nghe tin có vụ sập núi đá làm nhiều người chết, Vinh đã dùng tất cả số tiền mình có khi ấy để ủng hộ các nạn nhân tại quê nhà Quỳnh Lưu.

Trong những lần về thăm quê, Vinh cũng rất chu đáo với những người xung quanh. Vinh quan niệm rằng, bản thân và gia đình có được như ngày hôm nay là nhờ công lao của xóm giềng và những người nơi mảnh đất quê hương nên bản thân phải có nghĩa vụ báo đáp. Không ngẫu nhiên mà Công Vinh chọn quê hương làm cái kết đẹp cho chuyện tình đẹp với Thủy Tiên. Đám cưới diễn ra ở chính nơi anh sinh ra và lớn lên, với phong tục, tập quán của quê hương.


Công Vinh chọn đám cưới theo phong tục làng quê, như là sự nhắc nhở mình, không được quên quê hương, xử sở. Ảnh: Lâm Vũ

Với Công Vinh, đó như là sự tri ân và cũng như là cách để tất cả hiểu rẳng, dù ở đâu, làm gì; anh vẫn là người con Quỳnh Lâm, với những nét văn hóa, tập tục đã ăn sâu vào máu thịt.

Vinh vẫn nhớ về những năm tháng khổ đau và luôn muốn tổ chức các hoạt động từ thiện nơi mảnh đất này. Từ giọng nói, tính cách cho đến lối sống, Vinh vẫn giữ nguyên như để tự nhắc rằng, bản thân không được quên cội nguồn.

Quê hương vẫn luôn đau đau bằng những nỗi nhớ nhưng với Công Vinh và bóng đá, đó còn là những trăn trở; nhưng day dứt, khi chuyện đi ở của anh không phải bao giờ cũng thuận theo số đông.

Khi còn là một cầu thủ trẻ, Công Vinh đã quan niệm, phải rời quê hương mới có thể thành công. Quan điểm ấy đến từ việc, Công Vinh đọc được ở đâu đó câu nói nổi tiếng của thủ lĩnh người Công giáo, rằng “Không ai thành công được ở chính quê hương của mình”.

Vinh ra HN.T&T với bản hợp đồng “bom tấn”, mở ra thời kỳ chuyển nhượng rầm rộ tại V.League. Người Nghệ bảo rằng, Công Vinh ham tiền nên mới ra đi. Là cầu thủ chuyên nghiệp, Vinh chấp nhận mọi chỉ trích. Đến mùa giải 2013, Vinh trở về ở thế yếu, khi CLB BĐ Hà Nội giải tán; và nhiều người cho rằng, Vinh có nghĩa vụ phải mang ơn đội bóng.


Người Nghệ bảo rằng, Công Vinh ham tiền nên mới ra đi. Ảnh: Tuấn Tú.

Thực tế mùa giải ấy, Vinh đã tỏa sáng, trở thành cầu thủ nội ghi nhiều bàn thắng nhất; được CLB của Nhật mời sang thi đấu. Trong 2 năm, dù không giúp SLNA vô địch nhưng Vinh vẫn tạo ra những dấu ấn. Nhưng khi cầu thủ này vào đầu quân cho B.Bình Dương ở mùa giải 2105, nhiều người lại cho rằng, Vinh đi vì tiền.

Chuyện đi ở của Công Vinh với SLNA luôn gây ra những tranh cãi và với nhiều CĐV khó tính; Công Vinh là kẻ phản bội. Thế nhưng, ai yêu và hiểu SLNA sẽ thông cảm và ủng hộ Công Vinh.

Bản thân thương hiệu Công Vinh đã là một sự tri ân với bóng đá xứ Nghệ. Người Nghệ tự hào, Công Vinh trở thành một tấm gương; đó là thành công lớn, với bất cứ một “lò” đào tạo nào, có được những học trò như vậy. Trong thi đấu, Công Vinh cũng luôn xứng đáng với đồng tiền bát gạo, xứng đáng với những gì đội bóng đã bỏ ra. Thậm chí mùa giải 2013, 2014; SLNA không mất tiền lót tay cho Công Vinh nhưng cái nhận được là rất lớn.

Là cầu thủ nổi tiếng, Công Vinh thừa hiểu phải đối mặt với dư luận. Dù vậy, từ trong sâu thẳm, Vinh vẫn luôn xem SLNA là số 1 và chỉ khi đá cho SLNA, anh mới có những cảm giác đặc biệt.

Trong sự nghiệp dày trang của Công Vinh, ân oán và những ám ảnh với quê hương cũng như bóng đá nơi đây là phần nổi mà có thể, nó cảm đeo đẳng Công Vinh cả những năm tháng sau này.

Kỳ 4: “Kỷ lục gia” Công Vinh và bài học của một thế hệ

Tác giả bài viết: Lâm Vũ

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok