Hai giờ sáng đi nhận đề thi
Ông Phạm Thái Sơn, Phó Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM từng là thành viên thuộc hội đồng, ban thư kí Hội đồng thi Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm tổ chức tại TP.HCM kể rằng việc chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng, thực sự vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui.
Ông Sơn kể, trong công tác chuẩn bị thi, vấn đề vất vả nhất là tìm chỗ trọ cho thí sinh. Vì cụm thi của trường ở trung tâm thành phố, việc ăn ở của thí sinh phải được quan tâm số một, tránh tình trạng gần ngày thi, thí sinh khắp nơi đổ về thành phố, nhà trọ tăng giá “thì tội cho các em”.
Để thí sinh có chỗ ở giá rẻ, đoàn thanh niên trường huy động sinh viên tình nguyện đi khắp nơi tìm chỗ trọ, chỗ ở đảm bảo giá rẻ, an ninh, sạch sẽ và gần các điểm thi.
“Điều chúng tôi vui nhất là có nhiều gia đình nhiệt tình cho ở miễn phí. Có chủ nhà khi không thấy thí sinh đến trọ còn gọi điện trách sao không cho mấy đứa tới ở. Có người còn tình nguyện chở cả thí sinh đi thi, nấu ăn cho các em, dặn dò chăm sóc như người nhà”.
Ông Sơn cũng nhớ lại, vất vả không kém là vận chuyển đề thi tới các điểm thi. Để đúng thời gian, bộ phận này phải dậy từ hai giờ sáng, đi nhận đề và bàn giao cho các điểm thi.
Ông Phạm Thái Sơn, Phó Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM từng là thành viên thuộc hội đồng, ban thư kí Hội đồng thi Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm tổ chức tại TP.HCM kể rằng việc chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng, thực sự vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui.
Ông Sơn kể, trong công tác chuẩn bị thi, vấn đề vất vả nhất là tìm chỗ trọ cho thí sinh. Vì cụm thi của trường ở trung tâm thành phố, việc ăn ở của thí sinh phải được quan tâm số một, tránh tình trạng gần ngày thi, thí sinh khắp nơi đổ về thành phố, nhà trọ tăng giá “thì tội cho các em”.
Để thí sinh có chỗ ở giá rẻ, đoàn thanh niên trường huy động sinh viên tình nguyện đi khắp nơi tìm chỗ trọ, chỗ ở đảm bảo giá rẻ, an ninh, sạch sẽ và gần các điểm thi.
“Điều chúng tôi vui nhất là có nhiều gia đình nhiệt tình cho ở miễn phí. Có chủ nhà khi không thấy thí sinh đến trọ còn gọi điện trách sao không cho mấy đứa tới ở. Có người còn tình nguyện chở cả thí sinh đi thi, nấu ăn cho các em, dặn dò chăm sóc như người nhà”.
Ông Sơn cũng nhớ lại, vất vả không kém là vận chuyển đề thi tới các điểm thi. Để đúng thời gian, bộ phận này phải dậy từ hai giờ sáng, đi nhận đề và bàn giao cho các điểm thi.
Trong các ngày thi, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng thi phải trực 24/24. Bộ phận an ninh, công an bảo vệ và bảo vệ tại trường phải trực chiến liên tục. Khi hội đồng thi và các điểm thi làm việc là đội ngũ này có mặt.
Theo ông Sơn, vất vả như vậy nhưng điều khiến ông buồn nhất lại là các trường hợp thí sinh sau khi thi xong, chưa nộp bài thì bị giám thị phát hiện có điện thoại vì người nhà gọi nên các em lấy ra xem và bị kỷ luật. “Chúng tôi mong muốn thí sinh trong kì thi năm nay rút kinh nghiệm để không lặp lại vấn đề này nữa”.
Chủ tịch hội đồng phân làn đường tránh ùn tắc
Còn ông Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng kiêm Chủ tịch hội đồng thi Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM thì cho biết, một ngày trước khi thí sinh tới làm thủ tục dự thi, ông và nhiều thành viên trong hội đồng đã mang tư trang lên hội đồng thi. “Những ngày đó chỉ toàn ăn cơm hộp. Nhưng chúng tôi không ái ngại mà quan trong nhất là kì thi an toàn, nghiêm túc, không để thí sinh nào đói, thí sinh không có chỗ ở”.
Trong kì thi năm ngoái, cụm thi do ông Dũng làm chủ tịch hội đồng có một thí sinh thi xong không có tiền đi xe khách về, ông đã kêu gọi các giảng viên quyên góp hỗ trợ cho em được hơn 5 triệu đồng.
Một kỉ niệm đặc biệt của ông là trong ngày thí sinh làm thủ tục dự thi tại trường, ông Dũng đội mũ tai bèo, nắm tay các sinh viên tình nguyện phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh đến làm thủ tục để không kẹt xe.
“Thành phố quá đông, chúng tôi sợ tắc đường lắm. Nhiều thí sinh ở quê vừa lên nếu không được hướng dẫn cụ thể sẽ rất lúng túng.”
Ba giám thị - một thí sinh
Còn ông Nguyễn Kim Hồng, hiệu trưởng và là chủ tịch hội đồng cụm thi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chủ trì ấn tượng nhất là cảnh ba giám thị coi thi một thí sinh.
Thí sinh chỉnh sửa sai sót trong kì thi THPT quốc gia năm 2015
Ông Hồng cho biết, tại cụm thi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có một thí sinh bị gãy tay ở buổi thi cuối.
“Trước đây những tình huống "đặc biệt" cũng đã xảy ra như thí sinh khiếm thị. Với những thí sinh này, nhà trường thường phải xếp thí sinh ở một phòng thi riêng. Thí sinh khiếm thị nếu viết chữ nổi hoặc làm trên máy tính của thí sinh thì điểm thi thường phải bố trí giám thị riêng. Một mình thí sinh có tới hai giám thị coi thi. Nhưng đây lại là trường hợp đặc biệt”.
Với trường hợp này, thí sinh không thể tự viết bài, hội đồng thi phải để thí sinh ngồi riêng, một mình một phòng. Điểm thi cũng bố trí một người chép bài cho thí sinh.
Như vậy trong phòng thi thí sinh đọc, một người hỗ trợ chép bài cho thí sinh, hai giám thị coi thi. Tổng cộng 3 người làm nhiệm vụ coi thi chỉ phục vụ cho mỗi một thí sinh.
Ông Hồng nhắn nhủ “Không biết thí sinh này có trúng tuyển vào trường đại học nào không và bạn có nhớ đến kì thi năm ngoái?”.
Tác giả bài viết: Lê Huyền