Đây là lần đầu tiên ông Đặng Quốc Khánh tổ chức buổi gặp mặt và đối thoại nhằm mục đích lắng nghe những ý kiến, đề xuất để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh.
Tham gia buổi đối thoại ngoài ông Đặng Quốc Khánh, chủ tịch UBND tỉnh còn có lãnh đạo các Sở, ban ngành, các huyện và 200 DN tiêu biểu của Hà Tĩnh.
Cần cải cách thủ tục hành chính
Phát biểu mở đầu buổi đối thoại, ông Đặng Quốc Khánh đề nghị với các DN nếu như có vướng mắc hay kiến nghị gì thì cứ trao đổi thẳng thắn, không dài dòng và đi thẳng vào vấn đề để tìm phương án tháo gỡ.
“DN có những vường mắc gì, tôi đề nghị nói thẳng với các lãnh đạo huyện, sở, ngành, cả Chủ tịch UBDN tỉnh thì mới có thể giải quyết được …nếu như thấy tắc ở đâu, vướng vấn đề gì trong quá trình giải quyết thì với tinh thần đề xuất, tình cảm gần gũi, chia sẻ thẳng thắn, các đồng chí như Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở sẽ lắng nghe. Nếu như thấy có sự phiền hà ở dưới các đơn vị, các DN nêu được tên tuổi ra càng tốt”, ông Đặng Quốc Khánh mở đầu buổi đối thoại.
Tại buổi đối thoại sáng nay đã có 18 ý kiến của các DN, ngoài ra còn có 6 ý kiến chưa kịp phát biểu vì thời gian có hạn. Các DN đều rất phấn khơi, hoan ngênh và tràn đầy hi vọng khi được tham buổi đối thoại trực tiếp với Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Hầu hết ý kiến của các DN mong muốn Hà Tĩnh phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm những thủ tục không cần thiết, rườm rà để không làm khó khăn DN. Những chính sách nào bãi bỏ là bỏ luôn, không để cấp dưới ở các ban ngành “hoành ngược hoành xuôi” DN.
“Cần phải hạn chế tối đa thủ tục hành chính, tạo khe hở làm khó DN, tăng cường cải cách thể chế, giao trách nhiệm các ban ngành và huyện, thị phải coi DN là đối tượng phục vụ”, chủ tịch hiệp hội DN tỉnh Hà Tĩnh phát biểu.
Cũng với ý kiến này, đại diện Hội doanh nghiệp TP Hà Tĩnh trong phần ý kiến của mình đã kể câu chuyện đi làm thủ tục ở phòng giao dịch một cửa nhưng bị một cô nhân viên làm khó. “Chính sách một cửa, nhưng DN mắc từ cô nhân viên đến cho lãnh đạo cũng “hành” DN”, ông nói.
Khi ông Đặng Quốc Khánh hỏi đó là nhân viên sở nào, ông xin phép không trả lời vì khó nói, nhưng ông khẳng định “Sở nào cũng có”, ý kiến này đã nhận được những tràng vỗ tay đồng tình, đồng cảm với cảnh ngộ mà không chỉ DN này gặp phải. Cũng nhiều ý kiến cho rằng, giao dịch một cửa, nhưng mỗi sở ban ngành lại có “một cửa” nên DN gặp nhiều khó khăn, “trên trải thảm nhưng dưới rải đinh”, đề nghị các sở , ban ngành nên hoạt động đồng bộ, thống nhất để tránh gây áp lực cho DN.
Trước một ví dụ của Chủ tịch hiệp hội DN tỉnh về trường hợp 1 DN xin vào làm vật liệu không nung nhưng huyện Cẩm Xuyên không đồng ý, ông Đặng Quốc Khánh lưu ý các sở ngành và lãnh đạo huyện: “Nếu DN đề xuất mà trong quy hoạch chưa có loại hình này thì cần nghiên cứu xem bổ sung được không, phù hợp không. Nếu trong quy hoạch bổ sung được thì báo cáo Chủ tịch tỉnh đề xuất bổ sung. Đề nghị Chủ tịch Cẩm Xuyên báo cáo tôi. DN đã chỉ ra được cái gì thì phải báo cáo. Nói thu hút DN, sở ngành đồng ý mà lại tắc ở huyện”, ông Khánh nói.
Việc khó khăn trong thủ tục vay vốn, tiếp cận vốn tín dụng, thuế suất và các chính sách hỗ trợ cũng khiến nhiều DN lao đao, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, các DN sản xuất. Nhiều DN đề nghị tỉnh cần tạo môi trường kinh doanh, đặc biệt là ưu tiên hỗ trợ các DN này nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Ông Phan Xuân Hồng, Chủ tịch hội DN TX Kỳ Anh đề nghị Hà Tĩnh xem xét lại đơn giá, tính thuế, phí cấp quyền khai thác khoáng sản, VLXD vì hiện nay đang quá cao và bất cập, trong khi đó ở các tỉnh miền trung thấp hơn so với Hà Tĩnh, vì vậy các DN Hà Tĩnh thiệt thòi và gặp khó khăn.
Các ngành nghề du lịch như kinh doanh nhà hàng, khách sạn ven biển chịu thiệt hại nặng nề do sự cố môi trường vừa qua. Ông Nguyễn Văn Thiệu, Đại diện hiệp hội du lịch tỉnh, cũng như giám đốc khách sạn Thiên ý (khu du lịch Thiên Cầm) cho biết, ngành du lịch các năm trước phát triển tốt, nhưng 2016 do sự cố môi trường biển nên du lịch có nhiều khó khăn thiệt thòi, nhiều khách sạn sắp bể, hàng nghìn lao động không có việc làm.
“Hiện bãi biển Thiên Cầm tắm được chưa? Ăn được nguồn hải sản chưa? Phải công bố trên truyền thông cho dân được biết. Người lao động và chúng tôi băn khoăn là thảm trạng này sẽ kéo dài ngắn hay dài. Ngắn thì chờ đợi, dài 5- 7 năm thì cho chúng tôi biết chuyển đổi ngề và kiếm nơi khác sinh sống. Bây giờ chúng tôi rất khó khăn về tài chính, đói ngay giữa mùa thu, hi vọng tỉnh hỗ trợ về các chính sách như miễn giảm thuế, phí…”, giám đốc khách sạn Thiên ý đề nghị.
Ngoài ra, còn rất nhiều ý kiến của các doanh nghiệp về việc kiểm tra thường xuyên, quản lý chồng chéo của các cơ quan nhà nước gây khó khăn, tốn kém, mất thời gian của DN. Nhiều ý kiến đề xuất việc thực hiện đối thoại, lắng nghe ý kiến DN của chủ tịch UBND tỉnh cũng như các Sở, ban ngành cần thường xuyên hơn.
“Vướng mắc gì hãy gọi điện, nhắn tin cho tôi”
Trong buổi đối thoại, sau khi nghe nhiều ý kiến của các DN, ông Đặng Quốc Khánh đã đề nghị chủ tịch các huyện và giám đốc Sở phải báo cáo các ý kiến mà DN đã chia sẻ. “Cái gì khó nói thì các đồng chí (DN-PV) nhắn tin cho tôi. Sau đó chúng tôi cũng sẽ yêu cầu giải trình, cứ nhắn vào số 0913556643, tôi hứa với các đồng chí sẽ giữ bí mật để chúng ta thẳng thắn, thoải mái”, ông Khánh phát biểu.
Trong phần cuối của buổi đối thoại, ông Đặng Quốc Khánh nhận xét có nhiều ý kiến đã nêu rõ được các bức xúc của DN, và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải trả lời cho DN.
Về thủ tục hành chính, ông Đặng Quốc Khánh cũng thừa nhận hiện nay trách nhiệm của một số lãnh đạo sở, ngành chưa cao nên để xảy ra tình trạng cấp dưới và nhân viên giải quyết thủ tục hành chính không rõ ràng, minh bạch các thủ tục, yếu kém chuyên môn gây nảy sinh chi phí không chính thức và làm mất thời gian của DN.
Ông Khánh cũng rất phấn khởi khi có một số lãnh đạo huyện thường xuyên trăn trở và trao đổi trực tiếp với ông về những khó khăn vướng mắc của DN. Theo ông, muốn phát triển mà không tháo gỡ được các vướng mắc thì khó phát triển được.
Về sự cố môi trường biển, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cũng cho biết tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ người dân, DN và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới
Ông Khánh cũng cho biết, hiện Hà Tĩnh đang học tập và xây dựng Trung tâm hành chính công của tỉnh Quảng Ninh nhằm liên thông các sở, ban ngành để tạo thuận lợi nhanh nhất cho hoạt động hành chính. “Cải cách hành chính phải làm thế nào để thỏa mãn người dân và DN”, ông Khánh nói.
Ông cũng đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các huyện thường xuyên cập nhật và đề xuất, trao đổi trực tiếp với Chủ tịch tỉnh để được chỉ đạo giải quyết thường xuyên.“DN vướng mắc ở đâu cứ kiến nghị UBND tỉnh, không phải qua sở mà UB tỉnh sẽ trực tiếp chỉ đạo. Không bằng văn bản thì cứ gọi điện thoại, gửi tin nhắn cho Chủ tịch tỉnh.
Kết thúc buổi đối thoại chủ tỉnh tỉnh mong nhận được nhiều sự phản hồi của các DN. “Xin hứa, tôi sẽ giao trả lời đầy đủ kiến nghị của DN”, ông Đặng Quốc Khánh khẳng định.
Đến nay trên địa bàn Hà Tĩnh có trên 5 nghìn doanh nghiệp (DN). Ngoài 5% DN vốn 100% nhà nước, 67 Dn có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là DN tư nhân, với số lượng trên 5.300 DN. Ngoài ra còn có 1.200 HTX, trên 5,8 vạn hộ kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của 2.355 DN tỉnh Hà Tĩnh cho thấy số DN hoạt động có lãi chiếm 65,58%, trong đó 85%DN có lợi nhuận trước thuế dưới 500 triệu đồng, 6% DN có lợi nhuận từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, 9% DN lợi nhuận trên 1 tỷ đồng, 85% DN có doanh thu dưới 20 tỷ đồng, 11% DN doanh thu từ 20 – 100 tỷ và 3,5% DN có doanh thu trên 100 tỷ đồng.
Các DN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết việc làm cho 88.500 lao động, tăng 1.500 lao động so với cuối năm 2015. Bảy tháng đầu năm có 72 DN làm thủ tục giải thể, 82 DN tạm ngừng hoạt động.
Tham gia buổi đối thoại ngoài ông Đặng Quốc Khánh, chủ tịch UBND tỉnh còn có lãnh đạo các Sở, ban ngành, các huyện và 200 DN tiêu biểu của Hà Tĩnh.
Cần cải cách thủ tục hành chính
Phát biểu mở đầu buổi đối thoại, ông Đặng Quốc Khánh đề nghị với các DN nếu như có vướng mắc hay kiến nghị gì thì cứ trao đổi thẳng thắn, không dài dòng và đi thẳng vào vấn đề để tìm phương án tháo gỡ.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh gặp mặt, đối thoại với Doanh nghiệp.
“DN có những vường mắc gì, tôi đề nghị nói thẳng với các lãnh đạo huyện, sở, ngành, cả Chủ tịch UBDN tỉnh thì mới có thể giải quyết được …nếu như thấy tắc ở đâu, vướng vấn đề gì trong quá trình giải quyết thì với tinh thần đề xuất, tình cảm gần gũi, chia sẻ thẳng thắn, các đồng chí như Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở sẽ lắng nghe. Nếu như thấy có sự phiền hà ở dưới các đơn vị, các DN nêu được tên tuổi ra càng tốt”, ông Đặng Quốc Khánh mở đầu buổi đối thoại.
Tại buổi đối thoại sáng nay đã có 18 ý kiến của các DN, ngoài ra còn có 6 ý kiến chưa kịp phát biểu vì thời gian có hạn. Các DN đều rất phấn khơi, hoan ngênh và tràn đầy hi vọng khi được tham buổi đối thoại trực tiếp với Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Hầu hết ý kiến của các DN mong muốn Hà Tĩnh phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm những thủ tục không cần thiết, rườm rà để không làm khó khăn DN. Những chính sách nào bãi bỏ là bỏ luôn, không để cấp dưới ở các ban ngành “hoành ngược hoành xuôi” DN.
“Cần phải hạn chế tối đa thủ tục hành chính, tạo khe hở làm khó DN, tăng cường cải cách thể chế, giao trách nhiệm các ban ngành và huyện, thị phải coi DN là đối tượng phục vụ”, chủ tịch hiệp hội DN tỉnh Hà Tĩnh phát biểu.
Cũng với ý kiến này, đại diện Hội doanh nghiệp TP Hà Tĩnh trong phần ý kiến của mình đã kể câu chuyện đi làm thủ tục ở phòng giao dịch một cửa nhưng bị một cô nhân viên làm khó. “Chính sách một cửa, nhưng DN mắc từ cô nhân viên đến cho lãnh đạo cũng “hành” DN”, ông nói.
Khi ông Đặng Quốc Khánh hỏi đó là nhân viên sở nào, ông xin phép không trả lời vì khó nói, nhưng ông khẳng định “Sở nào cũng có”, ý kiến này đã nhận được những tràng vỗ tay đồng tình, đồng cảm với cảnh ngộ mà không chỉ DN này gặp phải. Cũng nhiều ý kiến cho rằng, giao dịch một cửa, nhưng mỗi sở ban ngành lại có “một cửa” nên DN gặp nhiều khó khăn, “trên trải thảm nhưng dưới rải đinh”, đề nghị các sở , ban ngành nên hoạt động đồng bộ, thống nhất để tránh gây áp lực cho DN.
Trước một ví dụ của Chủ tịch hiệp hội DN tỉnh về trường hợp 1 DN xin vào làm vật liệu không nung nhưng huyện Cẩm Xuyên không đồng ý, ông Đặng Quốc Khánh lưu ý các sở ngành và lãnh đạo huyện: “Nếu DN đề xuất mà trong quy hoạch chưa có loại hình này thì cần nghiên cứu xem bổ sung được không, phù hợp không. Nếu trong quy hoạch bổ sung được thì báo cáo Chủ tịch tỉnh đề xuất bổ sung. Đề nghị Chủ tịch Cẩm Xuyên báo cáo tôi. DN đã chỉ ra được cái gì thì phải báo cáo. Nói thu hút DN, sở ngành đồng ý mà lại tắc ở huyện”, ông Khánh nói.
Buổi gặp mặt, đối thoại
Việc khó khăn trong thủ tục vay vốn, tiếp cận vốn tín dụng, thuế suất và các chính sách hỗ trợ cũng khiến nhiều DN lao đao, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, các DN sản xuất. Nhiều DN đề nghị tỉnh cần tạo môi trường kinh doanh, đặc biệt là ưu tiên hỗ trợ các DN này nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Ông Phan Xuân Hồng, Chủ tịch hội DN TX Kỳ Anh đề nghị Hà Tĩnh xem xét lại đơn giá, tính thuế, phí cấp quyền khai thác khoáng sản, VLXD vì hiện nay đang quá cao và bất cập, trong khi đó ở các tỉnh miền trung thấp hơn so với Hà Tĩnh, vì vậy các DN Hà Tĩnh thiệt thòi và gặp khó khăn.
Các ngành nghề du lịch như kinh doanh nhà hàng, khách sạn ven biển chịu thiệt hại nặng nề do sự cố môi trường vừa qua. Ông Nguyễn Văn Thiệu, Đại diện hiệp hội du lịch tỉnh, cũng như giám đốc khách sạn Thiên ý (khu du lịch Thiên Cầm) cho biết, ngành du lịch các năm trước phát triển tốt, nhưng 2016 do sự cố môi trường biển nên du lịch có nhiều khó khăn thiệt thòi, nhiều khách sạn sắp bể, hàng nghìn lao động không có việc làm.
“Hiện bãi biển Thiên Cầm tắm được chưa? Ăn được nguồn hải sản chưa? Phải công bố trên truyền thông cho dân được biết. Người lao động và chúng tôi băn khoăn là thảm trạng này sẽ kéo dài ngắn hay dài. Ngắn thì chờ đợi, dài 5- 7 năm thì cho chúng tôi biết chuyển đổi ngề và kiếm nơi khác sinh sống. Bây giờ chúng tôi rất khó khăn về tài chính, đói ngay giữa mùa thu, hi vọng tỉnh hỗ trợ về các chính sách như miễn giảm thuế, phí…”, giám đốc khách sạn Thiên ý đề nghị.
Ngoài ra, còn rất nhiều ý kiến của các doanh nghiệp về việc kiểm tra thường xuyên, quản lý chồng chéo của các cơ quan nhà nước gây khó khăn, tốn kém, mất thời gian của DN. Nhiều ý kiến đề xuất việc thực hiện đối thoại, lắng nghe ý kiến DN của chủ tịch UBND tỉnh cũng như các Sở, ban ngành cần thường xuyên hơn.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hương Khê phát biểu ý kiến
“Vướng mắc gì hãy gọi điện, nhắn tin cho tôi”
Trong buổi đối thoại, sau khi nghe nhiều ý kiến của các DN, ông Đặng Quốc Khánh đã đề nghị chủ tịch các huyện và giám đốc Sở phải báo cáo các ý kiến mà DN đã chia sẻ. “Cái gì khó nói thì các đồng chí (DN-PV) nhắn tin cho tôi. Sau đó chúng tôi cũng sẽ yêu cầu giải trình, cứ nhắn vào số 0913556643, tôi hứa với các đồng chí sẽ giữ bí mật để chúng ta thẳng thắn, thoải mái”, ông Khánh phát biểu.
Trong phần cuối của buổi đối thoại, ông Đặng Quốc Khánh nhận xét có nhiều ý kiến đã nêu rõ được các bức xúc của DN, và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải trả lời cho DN.
Về thủ tục hành chính, ông Đặng Quốc Khánh cũng thừa nhận hiện nay trách nhiệm của một số lãnh đạo sở, ngành chưa cao nên để xảy ra tình trạng cấp dưới và nhân viên giải quyết thủ tục hành chính không rõ ràng, minh bạch các thủ tục, yếu kém chuyên môn gây nảy sinh chi phí không chính thức và làm mất thời gian của DN.
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh: "Doanh nghiệp có vướng mắc gì cứ gọi điện, nhắn tin trực tiếp cho tôi"
Ông Khánh cũng rất phấn khởi khi có một số lãnh đạo huyện thường xuyên trăn trở và trao đổi trực tiếp với ông về những khó khăn vướng mắc của DN. Theo ông, muốn phát triển mà không tháo gỡ được các vướng mắc thì khó phát triển được.
Về sự cố môi trường biển, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cũng cho biết tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ người dân, DN và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới
Ông Khánh cũng cho biết, hiện Hà Tĩnh đang học tập và xây dựng Trung tâm hành chính công của tỉnh Quảng Ninh nhằm liên thông các sở, ban ngành để tạo thuận lợi nhanh nhất cho hoạt động hành chính. “Cải cách hành chính phải làm thế nào để thỏa mãn người dân và DN”, ông Khánh nói.
Ông cũng đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các huyện thường xuyên cập nhật và đề xuất, trao đổi trực tiếp với Chủ tịch tỉnh để được chỉ đạo giải quyết thường xuyên.“DN vướng mắc ở đâu cứ kiến nghị UBND tỉnh, không phải qua sở mà UB tỉnh sẽ trực tiếp chỉ đạo. Không bằng văn bản thì cứ gọi điện thoại, gửi tin nhắn cho Chủ tịch tỉnh.
Kết thúc buổi đối thoại chủ tỉnh tỉnh mong nhận được nhiều sự phản hồi của các DN. “Xin hứa, tôi sẽ giao trả lời đầy đủ kiến nghị của DN”, ông Đặng Quốc Khánh khẳng định.
Đến nay trên địa bàn Hà Tĩnh có trên 5 nghìn doanh nghiệp (DN). Ngoài 5% DN vốn 100% nhà nước, 67 Dn có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là DN tư nhân, với số lượng trên 5.300 DN. Ngoài ra còn có 1.200 HTX, trên 5,8 vạn hộ kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của 2.355 DN tỉnh Hà Tĩnh cho thấy số DN hoạt động có lãi chiếm 65,58%, trong đó 85%DN có lợi nhuận trước thuế dưới 500 triệu đồng, 6% DN có lợi nhuận từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, 9% DN lợi nhuận trên 1 tỷ đồng, 85% DN có doanh thu dưới 20 tỷ đồng, 11% DN doanh thu từ 20 – 100 tỷ và 3,5% DN có doanh thu trên 100 tỷ đồng.
Các DN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết việc làm cho 88.500 lao động, tăng 1.500 lao động so với cuối năm 2015. Bảy tháng đầu năm có 72 DN làm thủ tục giải thể, 82 DN tạm ngừng hoạt động.
Tác giả bài viết: Mai Nguyễn – Đặng Sơn