Giáo dục

Câu hỏi quan trọng nhất về thi 2017 và những lời nói "lạ" về học thêm

Trong tuần từ ngày 12/9 đến 18/9, vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận là dự thảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Bên cạnh đó, các câu chuyện đầu năm học mới như họp phụ huynh, cách giảng dạy trong nhà trường là những nội dung đáng lưu ý.

Thi cử có ổn định được 5 năm?

Doanh nhân Lương Hoài Nam - một người thường xuyên quan tâm về giáo dục - thắc mắc về tính ổn định của phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2017

GS Phùng Hồ Hải, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam lo ngại cách thi trắc nghiệm môn Toán - điểm mới của phương án thi THPT quốc gia 2017 - sẽ tác động lại cách dạy học, ảnh hưởng tới tư duy toán học của học sinh

Theo GS Vũ Hà Văn (Trường ĐH Yale, Mỹ) thi trắc nghiệm có nhiều ưu điểm, nhất là với kỳ thi dành cho số đông. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là khâu ra đề thi. Việt Nam cần xây dựng ngân hàng đề thi đủ tốt, được thẩm định chặt chẽ về chất lượng. Việc này cần nhiều thời gian, công sức. Do đó nên cân nhắc việc có nên thi ngay trắc nghiệm môn Toán

TS Trần Nam Dũng, giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)

TS Giáp Văn Dương, Cổng giáo dục Giapschool


Học thêm và điểm số

Tại buổi họp phụ huynh đầu năm học, giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) đã trao đỏi nhiều câu chuyện về giáo dục với phụ huynh. Buổi họp không nói chuyện đóng tiền hay họp chiếu lệ…như thường thấy.

Một phụ huynh viết đơn xin cho con giảm học thêm. Chị quan niệm phụ huynh cần hiểu con em mình và thay đổi cách nhìn để tránh áp lực học hành căng thẳng cho học sinh.

Trả lời tại buổi giao lưu trên báo VnExpress, GS Ngô Bảo Châu cho rằng học thêm không phải là việc xấu. Việc này chỉ xấu khi bắt buộc học sinh phải đạt được điểm tốt ở trường, nếu không học thì không được điểm tốt

Từ năm học này, ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho phép học sinh được chọn giáo viên ở buổi học thứ hai - trái buổi. Chương trình áp dụng cho 10/11 trường có dạy 2 buổi/ngày


Đầu tư đại học

Trong khi các trường học đã ổn định tuyển sinh và tiến hành khai giảng năm học mới, vẫn còn 39 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng tiếp tục xét tuyển bổ sung. Trong số đó, có những ngành chưa tuyển được thí sinh nào. Trò chuyện về việc học đại học, GS Ngô Bảo Châu nhìn nhận mong muốn có bằng cấp cao là mong muốn lành mạnh, người học không cần phải thay đổi tâm lý. Điều quan trọng là thay đổi xuất phát từ Nhà nước. Việc học là để hoàn thiện bản thân, thông qua đó cũng sẽ kiếm được tiền. Có bằng đại học là một lợi thế cạnh tranh, nhưng thành công trong sự nghiệp hay không là chuyện khác. Cơ hội từ cuộc sống rất nhiều, nhưng có hội để học đại học it hơn. Nếu quyết định không học thì cái giá phải trả sau này cao hơn.

Tác giả bài viết: Ban Giáo dục (Đồ hoạ: Lê Văn)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok