Trong tỉnh

Câu chuyện về người có biệt tài chữa bệnh tiểu đường

Đó là câu chuyện chữa bệnh tiểu đường của lương y Triệu Phúc Thắng, ở thôn Thạch An, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường ngày càng trở nên phổ biến, nguyên nhân do chế độ ăn uống không đúng cách hay lười vận động… Căn bệnh này ở Việt Nam ngày một gia tăng ảnh hưởng đến kinh tế, gây biến chứng về các bệnh khác. Nhưng lương Y Triệu Phúc Thắng, ở thôn Thạch An, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã tìm ra được phương thức chữa được căn bệnh này, mang lại hạnh phúc cho nhiều người.

Căn nhà của lương y Triệu Phúc Thắng tềnh toàng nằm lọt thỏm trong ngõ sâu nhưng mỗi ngày trong nhà ngoài sân có đến hơn chục bệnh nhân đến chờ ông khám bệnh, cắt thuốc. Từ lâu vị lương y này được người dân gọi là: “Thắng chữa tiểu đường”. Trong căn nhà cấp 4, ông Thắng đang cặm cụi bốc từng loại thuốc cho bệnh nhân. Cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị gián đoạn bởi những câu hỏi của bệnh nhân.

Ông Thắng bốc thuốc cho bệnh nhân.

Ông kể: “Tôi sinh ra trong một gia đình dân tộc Dao, lên 10 tuổi, tôi đã theo bố vào rừng tìm cây thuốc và được dạy cách nhận biết các loại thảo dược. Lúc đó ông nội tôi cũng là một thầy thuốc nổi tiếng trong vùng, mỗi khi ông đi chữa bệnh ở đâu thì lại đem tôi theo, cái nghiệp bốc thuốc ngấm vào người từ đó”.

Ông được ông truyền dạy những kinh nghiệm chữa bệnh cứu người của tổ tiên để lại. Ngoài thời gian bốc thuốc cứu người lúc nhàn rỗi, ông thường mua những quyển sách về các loại dược liệu để nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm về những bài thuốc dân gian. "Kiến thức về y học là vô vàn mình không biết thì phải học hỏi để nâng cao tay nghề, quanh ta luôn có những cây tưởng như vô dụng nhưng nó lại là bài thuốc quý vô cùng”, lương y Thắng nói.

Đến nay, ông đã sở hữu mấy trăm bài thuốc chữa được vô vàn bệnh khác nhau như viêm gan B, vô sinh, thần kinh, xương khớp, và đặc biệt là bệnh tiểu đường. “Trước khi chết, bố tôi đã truyền lại cho tôi bài thuốc chữa tiểu đường. Vì theo phong tục người Dao bài thuốc bí truyền chỉ được truyền lại cho một người con duy nhất. Tôi may mắn là người ông cụ truyền dạy cho. Tôi rất vui và hạnh phúc đã chữa cho nhiều người khỏi bệnh”, ông Thắng kể.

Cây thuốc thuốc quý chỉ mọc trong rừng sâu

Với kinh ngiệm nhiều năm đã khám và chữa cho nhiều bệnh nhân khỏi tiểu đường nên ông rất dễ dàng nhận ra căn bệnh này. “Những người bị mắc bệnh tiểu đường thường khát nước, da hơi bủng, đi tiểu nhiều, huyết áp không ổn định, hay ăn vặt… Do đường trong máu cao nên người bệnh hay bị mờ mắt, chóng mặt một cách đột ngột, người bệnh bị lâu năm sẽ biến chứng sang nhiều bệnh khác”.

Bệnh nhân chờ được lương y Thắng bốc thuốc.

Ông Thắng cho biết, nếu muốn trị dứt điểm căn bệnh này bằng bài thuốc gia truyền của mình thì người bệnh phải kiêng khem theo chỉ định của ông. Bài thuốc gồm cây ngô đồng, hạt đậu đỏ, cây chuối rừng và một số cây thuốc mọc trong rừng sâu, đến nhiều người đân bản địa cũng không biết tên, ông đã nhiều lần tìm hiểu tra trên sách báo, thậm chí cả trong sách y học nhưng chưa có thông tin về loại cây này.

Thuốc được ông Thắng cất giữ cẩn thận.

Cách pha chế thuốc này cũng khá đơn giản, sau khi tìm đủ các thành phần cây thuốc đem rửa sạch, thái lát phơi khô, bảo quản nơi khô mát, đem đun sôi uống thay nước hàng ngày.

Bà Cao Thị Tuyến, ở Thạch Thành, Thanh Hóa làmột trong những người đến lấy thuốc cho biết: “Tôi bị tiểu đường 5 năm nay, người mệt lả đi ăn uống kiêng khem đủ thứ, một hôm nghe một người hàng xóm giới thiệu là có ông Thắng chữa được bệnh tiểu đường, tôi bảo chồng chở sang lấy thuốc, uống được 3 tháng nay, đi khám đường không lên nữa mà người cũng thấy khỏe ra”.

Bà Ngô Thị Nhàn ở Hóa An, Biên Hòa, Đồng Nai, tâm sự: “Nếu không có thầy thuốc tôi đã chết rồi, tôi bị tiểu đường quá nặng, người tôi lúc đó chỉ còn "da bọc xương", đường trong máu quá cao, tôi chỉ còn 37 kg. Sau khi uống thuốc của thầy Thắng đường trong máu tôi không lên nữa, người tôi khỏe lại, tăng cân và đi lại bình thường. Tôi cũng không biết lấy gì cảm ơn thầy cho được”.

Theo chân lương y Thắng ra vườn thuốc nhà ông, thấy rất nhiều cây thuốc nam được trồng.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người từ tận trong miền Nam, Đà Nẵng cũng bắt xe ra tìm đến ông lấy thuốc, nhất là vào dịp lễ tết, trong nhà ngoài sân luôn chật cứng người về cảm ơn. Ông quan niệm rằng, người thầy thuốc phải lấy cái tâm làm thước đo, họ có bệnh mới tìm đến mình, nhiều người nghèo khó ông bốc thuốc không lấy tiền. Đôi khi tiền công chỉ là gói bánh chai rượu…

Ông tâm sự, mình làm nghề không vì vật chất, vì danh lợi mà luôn nghĩ phải có cái tâm, cái đức. Tâm nguyện lớn nhất của tôi muốn truyền lại những bài thuốc quý này cho đời sau. Nhưng thời buổi kinh tế thị trường, ít người để ý đến những bài thuốc dân gian, tìm người kế nghiệp cứu người cũng không dễ...

Tiễn chân chúng tôi, vị lương y già vẫn khắc khoải nỗi lo thất truyền các bài thuốc ông đã bỏ tâm huyết cả đời nghiên cứu

Tác giả: Hồ Điệp

Nguồn tin: Báo Gia đình & Pháp luật

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok