Theo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đưa ra 5 nội dung, trong đó trọng tâm tập trung vào phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý FDI; tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước...
Đề án đặt mục tiêu giảm “xin - cho” trong đầu tư công.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng
Chính phủ cũng đưa ra 3 kịch bản tái cơ cấu. Cụ thể: Kịch bản 1 có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất (7,01%/năm); kịch bản 2 là 6,86%/năm và kịch bản 6,55%/năm.
Theo đó, lạm phát bình quân hàng năm tương ứng với 3 kịch bản này là 3,5%; 4,5% và 5%.
Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ tiếp cận các mục tiêu theo kịch bản 2 (đẩy nhanh tái cơ cấu), có tiếp cận kịch bản 1 (tái cơ cấu quyết liệt) ở những nội dung tái cơ cấu....
Bộ trưởng Dũng dự toán, tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tốn khoảng hơn 10 triệu tỷ đồng theo giá thực tế.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, việc tiếp cận chủ yếu theo kịch bản 2 và có tiếp cận kịch bản 1 ở một số nội dung tái cơ cấu kinh tế như đề xuất của Chính phủ chưa bảo đảm tính thuyết phục để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020.
Vì vậy UB Kinh tế đề nghị phân tích và lựa chọn kịch bản phù hợp; báo cáo rõ sự kết hợp giữa các mục tiêu cụ thể nào nếu có sự kết hợp, đan xen giữa các kịch bản...
Chủ nhiệm UB Kinh tế ghi nhận quá trình cơ cấu 2011 - 2015 đã bước đầu nâng cao kỷ cương trong đầu tư công, hệ thống các tổ chức tín dụng được giám sát chặt chẽ hơn và có một số biện pháp để xử lý các tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém, khoanh vùng nợ xấu…
Tuy nhiên, kết quả tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn này chưa thực sự rõ nét, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Tác giả bài viết: Thu Hằng