Trong nước

Các đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu

Có ý kiến đề xuất bổ sung thêm chữ “xử lý nghiêm minh, đúng quy định những cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu” và vấn đề này phải đưa vào nguyên tắc xử lý nợ xấu để Quốc hội giám sát trong suốt thời gian Nghị quyết có hiệu lực.

Tại buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Ngô Minh Châu đoàn TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị về nguyên tắc xử lý nợ xấu cần bổ sung nguyên tắc không xử lý nợ xấu bằng ngân sách và bổ sung nguyên tắc xử lý nghiêm trách nhiệm người/tổ chức gây ra nợ xấu.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn Tp. Hồ Chí Minh cũng cho rằng về quy định trách nhiệm, “Ủy ban kinh tế Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu. Tôi đề xuất bổ sung thêm chữ “xử lý nghiêm minh, đúng quy định những cá nhân, tổ chức”, và vấn đề này phải đưa vào nguyên tắc xử lý nợ xấu để Quốc hội giám sát trong suốt thời gian Nghị quyết có hiệu lực”.

Ngoài ra, đại biểu Tâm đề nghị Chính phủ và cơ quan liên quan làm rõ việc mua bán nợ xấu theo giá thị trường là thế nào, có làm được theo giá thị trường không, có ai mua ai bán không, hay chỉ có tổ chức đó bán thôi, ai là người định giá, ai đấu giá, đấu giá có bị thao túng và làm giá hay không?

“Tôi rất lo rằng mình ra nghị quyết với mục đích tốt nhưng sẽ bị lợi dụng, làm méo mó tinh thần nghị quyết, nó lại đem lại lợi ích cục bộ cho một nhóm nào đó”. Đại biểu lo lắng rằng nguyên tắc này có thể bị trục lợi, lợi dụng để hợp thức hóa các sai phạm.

Trước đó, tại hội thảo "Xử lý nợ xấu nhìn từ góc độ chính sách và pháp luật" được tổ chức tại Hà Nội mới đây, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế 2016 - 2020 có 5 mục tiêu, trong đó có mục tiêu đẩy mạnh tái cấu trúc ngành ngân hàng mà căn cơ chính là xử lý nợ xấu. Để làm được điều này, điều kiện tiên quyết là phải tháo gỡ được những rào cản trong xử lý tài sản đảm bảo, đồng thời, đòi hỏi phải hình thành thị trường mua - bán nợ.

Ông Kiên cho rằng trong bối cảnh này, chúng ta buộc phải có những quyết định rất đặc thù. Do đó việc xây dựng một Nghị quyết về vấn đề nợ xấu là điều cấp bách. Nghị quyết dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 và kết thúc vào 1/7/2022, tùy theo Quốc hội quyết định.

Theo ông Kiên, điểm chú ý trong dự thảo Nghị quyết này là không phân biệt nợ xấu của ngân hàng nhà nước hay ngân hàng cổ phần. Nghị quyết này chỉ xử lý số nợ xấu đến ngày 31/12/2016. Với các khoản nợ xấu hình thành từ ngày 1/1/2017, các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, và cần thiết sẽ phải sửa đổi một số điều trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng mà Quốc hội sẽ xem xét bỏ phiếu thông qua vào kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.

Quan điểm khi xây dựng Nghị quyết là không dùng tiền ngân sách để xử lý nợ; không trái Hiến pháp. Nghị quyết không kéo dài tránh tình trạng ỷ lại ở các TCTD; tinh thần Nghị quyết là đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, giá cả bán có cao, thấp. Đặc biệt, không loại trừ trách nhiệm hình sự các cá nhân sai phạm, gây ra nợ xấu.

Nợ xấu không có tội nên đừng phân biệt khi xử lý

Tác giả: Mai Ngọc

Nguồn tin: Báo Trí thức trẻ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok