Ghi nhận của PV Dân trí dọc đường Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, TPHCM), trong buổi sáng này đã có rất đông người tới thả cá chép, nhiều người tranh thủ trên đường đi làm ghé thả cá luôn.
Tương tự, tại dọc bến Bạch Đằng (quận 1), kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (giáp quận 4 và quận 1), rất đông người dân mang cá chép ra phóng sinh.
Nhiều người mang cá xuống tận mép kênh để thả, một số khác thì bốc và ném thẳng xuống sông.
Một số chú cá chép khi vừa mới được thả chưa kịp “chầu trời” thì bị người dân vớt lên mang bán lại.
Theo quan niệm dân gian, cá chép là “phương tiện đi lại” của Táo Quân trong ngày 23 tháng Chạp hàng năm - ông Táo cưỡi cá chép bay về trời để trình báo các việc xảy ra trong gia đình gia chủ với Ngọc hoàng Thượng đế. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa cho gia đình.
Thả cá chép tiễn ông Táo về trời còn mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, nhà nhà ấm no.
Một số hình ảnh người dân TPHCM tiễn ông Táo sáng 23 tháng Chạp do PV Dân trí ghi lại:
Thả cá chép ngày tết ông Công ông Táo
Thả cá chép ngày tết ông Công ông Táo
Thả cá chép ngày tết ông Công ông Táo
3 mẹ con cùng nhau cầu nguyện trước khi thực hiện nghi thức thả cá chép xuống kênh
Một ông bố trẻ hướng dẫn con gái thả cá chép tiễn ông Táo về Trời
Người phụ nữ này thả nguyên cả thau cá chép xuống kênh
Đủ kiểu thả cá chép tiễn ông Táo
Một người dân hóa vàng mã trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau lễ cúng
Những chú cá chưa quen với môi trường nên nhiều con đã bị chết sau khi được phóng sinh.
Dân săn cá chuyên nghiệp đã sẵn sàng chờ vớt những con cá vừa được thả xuống.
Tác giả bài viết: Đình Thảo
Nguồn tin: