Ngày 31/10, trình bày trước Quốc hội dự án Luật đường sắt (sửa đổi), Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết, dự luật dành chương 8 cho nội dung về đường sắt tốc độ cao.
“Chương này bao gồm 5 điều (từ điều 88 đến điều 92) quy định về chính sách phát triển, yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao, quản lý, bảo trì, quản lý an toàn và các yêu cầu chung khi đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao”, Bộ trưởng Nghĩa nói.
Người đứng đầu Bộ Giao thông cho biết, theo chiến lược, quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao. Trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến dưới 200 km/h, đây là công tác chuẩn bị để hoàn thiện và chạy tàu tốc độ ≥ 200 km/h.
Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 milimét trên trục Bắc Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác với tốc độ 350 km/h.
Từ những yêu cầu trên, Dự thảo Luật đề xuất bổ sung mới một mục về đường sắt tốc độ cao (tốc độ thiết kế ≥ 200 km/h) với các điều chủ yếu quy định về: chính sách phát triển; các yêu cầu chung; đầu tư xây dựng; quản lý, bảo trì và kinh doanh; quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường đề nghị cần làm rõ hơn về nguồn tài chính, lộ trình thực hiện và những biện pháp để bảo đảm tính khả thi về đường sắt tốc độ cao.
Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa trình bày dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) sáng 31/10. Ảnh: Giang Huy.
“Chương này bao gồm 5 điều (từ điều 88 đến điều 92) quy định về chính sách phát triển, yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao, quản lý, bảo trì, quản lý an toàn và các yêu cầu chung khi đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao”, Bộ trưởng Nghĩa nói.
Người đứng đầu Bộ Giao thông cho biết, theo chiến lược, quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao. Trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến dưới 200 km/h, đây là công tác chuẩn bị để hoàn thiện và chạy tàu tốc độ ≥ 200 km/h.
Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 milimét trên trục Bắc Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác với tốc độ 350 km/h.
Từ những yêu cầu trên, Dự thảo Luật đề xuất bổ sung mới một mục về đường sắt tốc độ cao (tốc độ thiết kế ≥ 200 km/h) với các điều chủ yếu quy định về: chính sách phát triển; các yêu cầu chung; đầu tư xây dựng; quản lý, bảo trì và kinh doanh; quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Dự luật đường sắt sửa đổi bổ sung một chương về đường sắt tốc độ cao. Ảnh minh họa.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường đề nghị cần làm rõ hơn về nguồn tài chính, lộ trình thực hiện và những biện pháp để bảo đảm tính khả thi về đường sắt tốc độ cao.
Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14.
Tác giả bài viết: Võ Hải
Nguồn tin: