PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, hiện vẫn đang chờ báo cáo từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ về trường hợp nói trên.
Anh Phùng Văn T. (27 tuổi, Văn Luông, Tân Sơn, Phú Thọ) – bố đẻ của bé cho biết, sáng 16/3, gia đình đưa con gái Phùng Hà T. đến trạm y tế xã tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản mũi đầu tiên như giấy hẹn.
Anh Phùng Văn T. (27 tuổi, Văn Luông, Tân Sơn, Phú Thọ) – bố đẻ của bé cho biết, sáng 16/3, gia đình đưa con gái Phùng Hà T. đến trạm y tế xã tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản mũi đầu tiên như giấy hẹn.
Bé gái tử vong chưa rõ nguyên nhân sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
Sau 30 phút, bé không có biểu hiện gì bất thường nên anh đưa con về. Đến tối, bé có biểu hiện sốt nhẹ, gia đình dán miếng hạ sốt nhưng không đỡ.
Đến sáng hôm sau, con gái anh bất ngờ bị co giật, sùi bọt mép. Cháu được chuyển đến trạm y tế xã cấp cứu nhưng đã không qua khỏi.
Được biết, cùng tiêm còn có 50 cháu khác, tuy nhiên các cháu về chỉ sốt nhẹ.
Sau khi xảy ra sự cố, công an huyện Tân Sơn đã niêm phong lô vắc xin nói trên và phối hợp cùng cơ quan pháp y để làm giám định nhưng gia đình vì xót con nên không đồng ý, nên nguyên nhân tử vong của cháu T. chưa được làm rõ.
Theo ông Phu, hiện không có vắc xin nào an toàn 100%, tai biến trong tiêm chủng vẫn có với tỉ lệ rất rất nhỏ.
Nguyên nhân có thể do cơ thể trẻ quá mẫn với vắc xin dẫn đến sốc phản vệ; trẻ có bệnh nền sẵn như tim bẩm sinh, viêm phổi... nhưng khi khám sàng lọc không phát hiện được.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho hay, trong năm 2016, cả nước ghi nhận một số ca phản ứng nặng và tử vong sau tiêm chủng. Trong đó: 3 ca sau tiêm vắc xin BCG (phòng lao); 5 ca sau tiêm viêm gan B sơ sinh; 11 ca sau tiêm vắc xin Quinvaxem (phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) và vắc xin bại liệt; một ca phản ứng nặng sau tiêm vắc xin sởi + rubella.
Với vắc xin dịch vụ như viêm màng não do não mô cầu, Pentaxin và Infarix hexa cũng có các ca phản ứng nặng sau tiêm.
Tác giả bài viết: T.Hạnh
Nguồn tin: