LTS: Vấn đề bạo lực học đường ngày càng gia tăng là một điểm đáng buồn trong ngành giáo dục năm 2016.
Cô giáo Phan Tuyết cho rằng để cải thiện tình trạng này chính giáo viên là người cần phải điều chỉnh đầu tiên.
Bởi chính cách cư xử của thầy cô trên bục giảng là tấm gương mẫu mực để học trò noi theo.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Năm 2016 đã qua đi, một trong những sự kiện giáo dục nổi bật nhất được Báo Giáo dục điện tử Việt Nam bình chọn là “Bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng”.
Những cái chết tức tưởi nơi học đường, những cảnh hàng chục học sinh lao vào đánh, chửi bạn trước hàng chục bạn khác đứng nhìn, cười và quay phim.
Không chỉ học sinh, một số giáo viên cũng dùng vũ lực tàn nhẫn với học sinh như thầy đánh trò đến chấn thương, cô đánh trò đến nhập viện vì không đọc được bài…
Điển hình nhất là vụ bạo hành ngay thời điểm cuối năm khi một học sinh lớp 4 chửi bậy, cô giáo cho 42 bạn học sinh trong lớp vả vào mặt em Tuấn L đến chóng mặt ù tai.
Chẳng biết giáo viên này trình độ nhận thức tới đâu mà lại giáo dục học sinh bằng cách phản giáo dục như thế này.
Cô có thể vô tâm ngồi nhìn từng học sinh trong lớp dang tay vả vào mặt bạn mà không chút thương xót.
Cô giáo Phan Tuyết cho rằng để cải thiện tình trạng này chính giáo viên là người cần phải điều chỉnh đầu tiên.
Bởi chính cách cư xử của thầy cô trên bục giảng là tấm gương mẫu mực để học trò noi theo.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Năm 2016 đã qua đi, một trong những sự kiện giáo dục nổi bật nhất được Báo Giáo dục điện tử Việt Nam bình chọn là “Bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng”.
Những cái chết tức tưởi nơi học đường, những cảnh hàng chục học sinh lao vào đánh, chửi bạn trước hàng chục bạn khác đứng nhìn, cười và quay phim.
Không chỉ học sinh, một số giáo viên cũng dùng vũ lực tàn nhẫn với học sinh như thầy đánh trò đến chấn thương, cô đánh trò đến nhập viện vì không đọc được bài…
Điển hình nhất là vụ bạo hành ngay thời điểm cuối năm khi một học sinh lớp 4 chửi bậy, cô giáo cho 42 bạn học sinh trong lớp vả vào mặt em Tuấn L đến chóng mặt ù tai.
Chẳng biết giáo viên này trình độ nhận thức tới đâu mà lại giáo dục học sinh bằng cách phản giáo dục như thế này.
Cô có thể vô tâm ngồi nhìn từng học sinh trong lớp dang tay vả vào mặt bạn mà không chút thương xót.
Tình trạng bạo lực học đường gia tăng một phần nguyên nhân là do thầy cô có cách ứng xử không đúng chuẩn mực sư phạm. (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Ở trường, chuyện học sinh nói tục, chửi thề cũng chẳng phải là cá biệt, bởi các em đang ở độ tuổi bắt chước, học theo.
Nghe ai đó nói cũng sẵn sàng nói theo đôi khi chẳng hiểu được mình đang nói gì. Hằng ngày, giáo viên trên trường vẫn thường xuyên nhắc nhở, dặn dò học sinh những điều ấy.
Thay vì chỉ cần nhắc nhở, dặn dò, thậm chí là răn đe thì cô giáo lại cho các học sinh dùng bạo lực trừng phạt bạn theo kiểu mà các “giang hồ chợ búa” trừng phạt đám đàn em bất tuân.
Em Tuấn L bị bạn đánh lần này vì nói tục, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ em dám vi phạm nhưng hậu quả của trận đòn hôm nay sẽ hằn sâu trong tâm trí của bé.
Bản thân em sẽ bị tổn thương nặng nề về tâm lý, về tình cảm với cô, với bạn. Nỗi đau về thể xác, về tinh thần có thể theo em đến hết cuộc đời.
Những cô cậu học trò bé tí hôm nay thi hành lệnh cô đánh bạn trong sự hỉ hả vui mừng của tuổi trẻ con.
Chính cô giáo đã gieo vào đầu óc non nớt, những tâm hồn trong sáng, ngây thơ ấy mầm mống của bạo lực.
Cái nguy hại lớn nhất mà chính cô - người làm nghề giáo dục đã dạy cho những học trò của mình một điều ngộ nhận “khi chúng dễ cho rằng đa số những vấn đề trong cuộc sống phải được giải quyết bằng phương thức bạo lực” mới xong.
Điều này sẽ trở nên nguy hại khôn lường, nó ảnh hưởng và tác động trực tiếp vào sự phát triển nhân cách của các em. Bạo lực cũng bắt nguồn và sinh ra từ những cách dạy của những giáo viên như thế.
Trong trường hợp trẻ nói tục, nếu cô giáo xử sự đúng phong cách của một nhà sư phạm, cô sẽ dùng lời lẽ lịch sự, thái độ ôn hòa để nói cho cậu học trò hiểu nói tục là điều xấu, điều cấm kị mà bất kì ai cũng không nên làm.
Thông qua đó, cô giáo sẽ nhắc nhở em không bao giờ tái phạm, nếu không nghe lời, sẽ viết kiểm điểm, cô sẽ phải mời phụ huynh,…
Những đứa trẻ chứng kiến cách giải quyết nhẹ nhàng, lời nói lịch sự mang tính giáo dục cao của cô chúng sẽ biết noi gương và sau này lớn lên cũng sẽ trở thành người cư xử lịch sự, nói năng hiền lành, cử chỉ ôn hòa như thế.
Người làm giáo dục mà hành động phản giáo dục mới nguy hại nhường nào.
Vậy nên để giảm bạo lực học đường trước hết thầy cô giáo phải chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói, trong cách hành xử với học trò.
Tác giả bài viết: Phan Tuyết
Nguồn tin: