Chị Hoa ở quận Gò Vấp (TP HCM) từng mở cửa hàng buôn bán quần áo theo mô hình truyền thống ở gần nhà, nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng chục khách. Từ khi tham gia bán hàng trên mạng, lượng khách của chị tăng tới hàng chục lần, thậm chí vào những thời điểm mùa mua sắm con số lên tới hàng trăm lần.
"Hằng ngày, tôi thường đăng các bài giới thiệu về sản phẩm trên mạng xã hội để thăm dò nhu cầu khách hàng. Nếu khách đặt nhiều tôi sẽ lấy mặt hàng đó với số lượng lớn. Ngược lại, mặt hàng nào ít được khách ưa thích thì sẽ lấy với số lượng ít hơn", chị cho biết.
Do vậy, hàng của chị ít tồn kho, đồng thời, sản phẩm mới được cập nhật liên tục nên có thời điểm doanh thu một tháng lên tới cả tỷ đồng. Cũng theo chị Hoa, bán online không tốn chi phí mặt bằng, nhân sự lại ít vì chỉ cần máy tính hay smartphone là có thể kinh doanh mà lại không phải khai thuế.
Cũng có doanh thu rất tốt khi bán hàng trên mạng, chị Oanh, chủ cửa hàng giày dép ở quận 3, TP HCM cho biết, ban đầu mỗi ngày chị chỉ bán được một vài đôi giày, nhưng nhờ siêng dùng nhiều công cụ quảng bá, lại liên tục khuyến mãi mỗi dịp Lễ, Tết nên một tháng, doanh thu của chị có khi lên tới vài tỷ đồng.
“Ngoài cách tự nghĩ ra chiêu mới lạ để quảng bá theo cách riêng trên mạng, tôi còn chi khoảng 300-400 triệu đồng một tháng (mùa cao điểm) để quảng cáo trên Facebook nên lượng khách rất đông", chị cho hay.
Không có doanh thu "khủng" như 2 cửa hàng trên, nhưng chị Lan (Bình Thạnh) cho rằng, nhờ mạng xã hội mà ngoài việc làm cán bộ công tác tại cơ quan Nhà nước, chị còn bán được các loại đặc sản ăn uống trên mạng.
"Có mối quan hệ rộng, hàng hóa uy tín, chất lượng nên mỗi tháng doanh số thu về cũng cả trăm triệu", chị Lan bộc bạch và cho rằng, khách hàng một khi đã dùng sản phẩm quen thì chỉ cần nhắn tin là được, nên các chi phí phát sinh giảm đáng kể.
Tại Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam mới đây, ông Huỳnh Kim Tước, đại diện của Facebook cũng đã tiết lộ rằng, tại Việt Nam hiện có khoảng 50 bạn trẻ (chỉ khoảng 19-20 tuổi) đã trở thành triệu phú đôla nhờ kiếm tiền trên mạng. Và theo ông Tước, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang rất sôi động, có nhiều dấu hiệu tích cực. Những chỉ số của Facebook cho thấy Việt Nam đang đứng vị trí thứ 7 đến 8 trên bảng tổng sắp và nếu trừ đi số ngày lễ, Tết thì chỉ số này còn có thể tăng hơn.
Trái với xu hướng cũng như doanh thu kinh doanh online ngày càng tăng cao, việc thu thuế các hoạt động này lại không hề dễ dàng dù quy định luật đã có từ năm 2015. Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo TP HCM với Cục Thuế thành phố ngày 19/2, ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, có khoảng 80.000 website hoạt động trên địa bàn, một nửa số đó hoạt động ổn định nhưng thu thuế trong lĩnh vực này rất kém.
"Đặc biệt hoạt động bán hàng qua Facebook hầu như chưa thu được thuế. Đề nghị UBND Thành phố làm việc với Facebook để có cơ chế hỗ trợ trong việc kiểm soát nguồn thu", ông Kiên kiến nghị.
Cơ quan chức năng cho biết thời gian tới sẽ kiểm tra những người bán hàng qua mạng xã hội để thu thuế.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng như những người bán hàng cho rằng, việc thu thuế này khó khả thi. Theo lý giải của chị Lan bán thức ăn trên mạng (Bình Thạnh) thì việc áp dụng thu thuế đối với các mặt hàng kinh doanh gần như không thể, vì khi đã có danh sách khách hàng quen, những người buôn bán như chị chỉ cần nhắn tin giới thiệu hàng đến số điện thoại của khách, ai mua sẽ trả lời. Sau đó, mua bán, trao đổi, thanh toán qua tiền mặt. Như vậy, cơ quan quan thuế khó có thể thống kê chi tiết và định mức thuế cụ thể như hộ kinh doanh được.
Đồng quan điểm, chị Hoa (chủ cửa hàng dép ở Gò Vấp) cũng cho rằng, người tiêu dùng hiện vẫn thích thanh toán bằng tiền mặt nên cơ quan thuế khó lòng kiểm soát được doanh thu. "Mặt khác, chúng tôi không phải lúc nào cũng kinh doanh ổn định mà lúc bán lúc nghỉ nên quy định này khó khả thi", chị nói thêm.
Một chuyên gia kinh tế tại TP HCM bình luận, việc thu thuế qua mạng xã hội như Facebook luôn là vấn đề khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Đối với nước ngoài, việc thanh toán điện tử đã phổ biến nhưng công tác thu thuế qua thương mại điện tử vẫn khó thì tất nhiên ở Việt Nam sẽ càng khó hơn, nhất là khi người tiêu dùng vẫn chuộng mua bán bằng tiền mặt.
"Do đó, cơ quan chức năng cần phải triển khai từng bước, chẳng hạn như yêu cầu người kinh doanh trên Facebook thực hiện việc cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại của người bán, mã số thuế cá nhân..., từ đó mới có căn cứ để tiến hành thu thuế", ông nói.
Dù khó khăn, nhưng Cục Thuế TP HCM cho biết, trong thời gian tới cơ quan này sẽ thực hiện kiểm tra một số cá nhân bán hàng trên Facebook, đồng thời sẽ đưa ra nhiều phương án thực hiện.
"Hằng ngày, tôi thường đăng các bài giới thiệu về sản phẩm trên mạng xã hội để thăm dò nhu cầu khách hàng. Nếu khách đặt nhiều tôi sẽ lấy mặt hàng đó với số lượng lớn. Ngược lại, mặt hàng nào ít được khách ưa thích thì sẽ lấy với số lượng ít hơn", chị cho biết.
Nhiều người bán hàng qua mạng có doanh thu tiền tỷ, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa thể thu được thuế.
Do vậy, hàng của chị ít tồn kho, đồng thời, sản phẩm mới được cập nhật liên tục nên có thời điểm doanh thu một tháng lên tới cả tỷ đồng. Cũng theo chị Hoa, bán online không tốn chi phí mặt bằng, nhân sự lại ít vì chỉ cần máy tính hay smartphone là có thể kinh doanh mà lại không phải khai thuế.
Cũng có doanh thu rất tốt khi bán hàng trên mạng, chị Oanh, chủ cửa hàng giày dép ở quận 3, TP HCM cho biết, ban đầu mỗi ngày chị chỉ bán được một vài đôi giày, nhưng nhờ siêng dùng nhiều công cụ quảng bá, lại liên tục khuyến mãi mỗi dịp Lễ, Tết nên một tháng, doanh thu của chị có khi lên tới vài tỷ đồng.
“Ngoài cách tự nghĩ ra chiêu mới lạ để quảng bá theo cách riêng trên mạng, tôi còn chi khoảng 300-400 triệu đồng một tháng (mùa cao điểm) để quảng cáo trên Facebook nên lượng khách rất đông", chị cho hay.
Không có doanh thu "khủng" như 2 cửa hàng trên, nhưng chị Lan (Bình Thạnh) cho rằng, nhờ mạng xã hội mà ngoài việc làm cán bộ công tác tại cơ quan Nhà nước, chị còn bán được các loại đặc sản ăn uống trên mạng.
"Có mối quan hệ rộng, hàng hóa uy tín, chất lượng nên mỗi tháng doanh số thu về cũng cả trăm triệu", chị Lan bộc bạch và cho rằng, khách hàng một khi đã dùng sản phẩm quen thì chỉ cần nhắn tin là được, nên các chi phí phát sinh giảm đáng kể.
Tại Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam mới đây, ông Huỳnh Kim Tước, đại diện của Facebook cũng đã tiết lộ rằng, tại Việt Nam hiện có khoảng 50 bạn trẻ (chỉ khoảng 19-20 tuổi) đã trở thành triệu phú đôla nhờ kiếm tiền trên mạng. Và theo ông Tước, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang rất sôi động, có nhiều dấu hiệu tích cực. Những chỉ số của Facebook cho thấy Việt Nam đang đứng vị trí thứ 7 đến 8 trên bảng tổng sắp và nếu trừ đi số ngày lễ, Tết thì chỉ số này còn có thể tăng hơn.
Trái với xu hướng cũng như doanh thu kinh doanh online ngày càng tăng cao, việc thu thuế các hoạt động này lại không hề dễ dàng dù quy định luật đã có từ năm 2015. Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo TP HCM với Cục Thuế thành phố ngày 19/2, ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, có khoảng 80.000 website hoạt động trên địa bàn, một nửa số đó hoạt động ổn định nhưng thu thuế trong lĩnh vực này rất kém.
"Đặc biệt hoạt động bán hàng qua Facebook hầu như chưa thu được thuế. Đề nghị UBND Thành phố làm việc với Facebook để có cơ chế hỗ trợ trong việc kiểm soát nguồn thu", ông Kiên kiến nghị.
Cơ quan chức năng cho biết thời gian tới sẽ kiểm tra những người bán hàng qua mạng xã hội để thu thuế.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng như những người bán hàng cho rằng, việc thu thuế này khó khả thi. Theo lý giải của chị Lan bán thức ăn trên mạng (Bình Thạnh) thì việc áp dụng thu thuế đối với các mặt hàng kinh doanh gần như không thể, vì khi đã có danh sách khách hàng quen, những người buôn bán như chị chỉ cần nhắn tin giới thiệu hàng đến số điện thoại của khách, ai mua sẽ trả lời. Sau đó, mua bán, trao đổi, thanh toán qua tiền mặt. Như vậy, cơ quan quan thuế khó có thể thống kê chi tiết và định mức thuế cụ thể như hộ kinh doanh được.
Đồng quan điểm, chị Hoa (chủ cửa hàng dép ở Gò Vấp) cũng cho rằng, người tiêu dùng hiện vẫn thích thanh toán bằng tiền mặt nên cơ quan thuế khó lòng kiểm soát được doanh thu. "Mặt khác, chúng tôi không phải lúc nào cũng kinh doanh ổn định mà lúc bán lúc nghỉ nên quy định này khó khả thi", chị nói thêm.
Một chuyên gia kinh tế tại TP HCM bình luận, việc thu thuế qua mạng xã hội như Facebook luôn là vấn đề khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Đối với nước ngoài, việc thanh toán điện tử đã phổ biến nhưng công tác thu thuế qua thương mại điện tử vẫn khó thì tất nhiên ở Việt Nam sẽ càng khó hơn, nhất là khi người tiêu dùng vẫn chuộng mua bán bằng tiền mặt.
"Do đó, cơ quan chức năng cần phải triển khai từng bước, chẳng hạn như yêu cầu người kinh doanh trên Facebook thực hiện việc cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại của người bán, mã số thuế cá nhân..., từ đó mới có căn cứ để tiến hành thu thuế", ông nói.
Dù khó khăn, nhưng Cục Thuế TP HCM cho biết, trong thời gian tới cơ quan này sẽ thực hiện kiểm tra một số cá nhân bán hàng trên Facebook, đồng thời sẽ đưa ra nhiều phương án thực hiện.
Vào lúc 9h-11h30 ngày 2/3/2017, Lãnh đạo Cục thuế TP HCM sẽ có buổi giao lưu trực tuyến với độc giả VnExpress về các chủ đề liên quan đến quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp 2016, những chủ trương, chính sách liên quan đến việc thu thuế người bán hàng qua mạng xã hội cũng như các thắc mắc của bạn đọc về nghĩa vụ thuế. |
Tác giả bài viết: Lệ Chi - Thi Hà
Nguồn tin: