Bạn cần biết

5 điều cần biết về chứng rối loạn đông máu bạn không thể làm ngơ

Rối loạn đông máu (Hemophilia) là một rối loạn bẩm sinh. Người mắc hội chứng này gặp tình trạng chảy máu lâu hơn và khó cầm máu hơn so với người bình thường. Dưới đây là một số điều thú vị về căn bệnh này.

Phụ nữ là người mang mầm bệnh

Mặc dù căn bệnh này không ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, nhưng họ lại là người mang bệnh. Điều này có nghĩa là một người phụ nữ có thể có một gen bị lỗi từ người cha. Mỗi lần mang thai, người mẹ mang gen Hemophilia có khả năng truyền gen cho con cái. Nếu gen bệnh truyền cho con trai thì người ấy sẽ bị Hemophilia, còn nếu truyền cho con gái thì con gái sẽ là người mang gen Hemophilia.

Ảnh hưởng tới nam giới nhiều hơn phụ nữ

Hemophilia là bệnh di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể X, có nghĩa là gen bị lỗi nằm trên nhiễm sắc thể X. Nam giới mang bộ nhiễm sắc thể XY và khi nhận X bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ mắc bệnh hemophilia. Phụ nữ có nhiễm sắc thể XX nên nếu một nhiễm sắc thể X mang gen bệnh thì còn nhiễm sắc thể X thứ hai. Do đó, phụ nữ ít có khả năng bị mắc bệnh hơn nam giới.

Bệnh hoàng gia

Hemophilia thường được gọi là bệnh hoàng gia xuất hiện nhiều trong các hoàng tộc châu Âu từ thế kỷ 18-19. Nữ hoàng Victoria được xem là người đầu tiên mang gen hemophilia do đột biến. Hậu duệ của Nữ hoàng đặc biệt là đàn ông đã mắc phải căn bệnh hiếm gặp này. Lỗi đột biến gen của căn bệnh này đã lan rộng ra các gia đình hoàng tộc khác trên khắp châu Âu.

Có hai loại bệnh hemophilia

Hemophilia loại A là do thiếu yếu tố đông máu số 8 và chiếm phần lớn các ca bệnh. Hemophilia loại B là do thiếu yếu tố số 9. 20% các trường hợp loại B không được thừa hưởng và do đột biến tự phát.

Không có phương pháp chữa trị và bệnh không thể ngăn ngừa được

Thật không may, cho đến bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa bệnh này. Ngoài ra, vì chứng rối loạn đông máu là một bệnh bẩm sinh, nó không thể ngăn ngừa được.

Tác giả: Ngọc Huyền

Nguồn tin: emdep.vn

  Từ khóa: 5 điều cần biết

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok