Thế giới

5 chủ đề nóng có mặt trong điện đàm đầu tiên giữa Trump và Putin

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Putin được cho là khoảnh khắc lịch sử mở đầu cho tiến trình giải tỏa căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi ông Trump nhậm chức vào lúc trưa ngày 28/1 (theo giờ Mỹ).

Cuộc điện đàm thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế khi các thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo được nhận định là hướng tới mục đích thấu hiểu nhau hơn và khởi đầu cho sự giải tỏa căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ.
putin 12017
Tổng thống Putin từng có cuộc điện đàm chúc mừng ông Trump khi thắng cử.

Các nhà phân tích của Nga đã đưa ra 5 chủ đề mà hai tổng thống có thể đã nhắc đến ngay trong cuộc điện đàm lần này, hoặc ít nhất sẽ xuất hiện trong các thảo luận trong tương lai gần.

Syria và cuộc chiến chống IS

Tổng thống Donald Trump thường nói nhiều về quyết tâm trong cuộc chiến chống khủng bố IS ở Iraq và Syria, trong đó có sự hợp tác với Nga.

Ngày 24/1, một lần nữa Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer nhấn mạnh chính quyền của ông Trump sẵn sàng hợp hợp tác với bất cứ ai, bao gồm cả Nga. Các chuyên gia lưu ý rằng cuộc chiến chung chống khủng bố tại Syria rất có thể sẽ là một trong những vấn đề chính được thảo luận giữa Tổng thống Putin và ông Trump.

Leonid Isaev, giáo sư cao cấp tại trung tâm nghiên cứu Khoa học Chính trị thuộc HSE nói rằng xét theo các tuyên bố trước đó của ông Trump, nhà lãnh đạo này đang có một kế hoạch hành động mang tính thực dụng ở Syria.

"Tuyên bố lập vùng an toàn ở Syria về cơ bản là tạo sự tương xứng với tầm ảnh hưởng của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran vốn được củng cố mạnh mẽ hồi tháng 12 năm ngoái", Isaev cho biết thêm rằng nhiều khả năng Mỹ sẽ duy trì ảnh hưởng của mình trong khu vực kiểm soát bởi người Kurd, không cố gắng lật đổ chính phủ Assad hay buộc Iran phải rút lực lượng.

Lệnh trừng phạt chống Nga

Donald Trump đã có một số thảo luận về khả năng dỡ bỏ dần các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tổng thống Mỹ muốn Nga đổi lại bằng việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các thông tin cho thấy phía Moscow tỏ ra nghi ngại về ý tưởng này, Trong khi thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết "điều này khó xảy ra."

Giáo sư Andrei Sushentsov, điều phối trưởng các chương trình nghị luận của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai đánh giá cách tiếp cận vấn đề của ông Trump khá thú vị.

"Chính quyền mới không ràng buộc vấn đề trừng phạt đi liền với cuộc khủng hoảng Ukraine và các câu hỏi về tình trạng của Crimea", Sushentsov nói. "Đây rõ ràng là động thái tích cực cho quan hệ song phương."

Vũ khí hạt nhân và phòng thủ tên lửa
ong trump 12017
Thời gian điện đàm ngắn ngủi thường không đủ để hai nhà lãnh đạo đi đến những đồng thuận cuối cùng.

Việc bảo đảm sự ổn định chiến lược, bao gồm cả trong lĩnh vực hạt nhân luôn là ưu tiên quan trọng đối với cả Tổng thống Putin và người đồng cấp Donald Trump.

Sergei Karaganov, Chủ tịch danh dự của Hội đồng Đối ngoại và Chính sách Quốc phòng Nga nêu quan điểm rằng, cả hai có thể thảo luận về một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực an ninh hạt nhân mà sẽ không dựa trên việc tăng hay giảm về số lượng, điều quan trọng là bình ổn đúng với thế cân bằng hiện tại.

Phương pháp như vậy sẽ tạo nên sự ổn định toàn cầu tốt hơn so với những nỗ lực ký mới các hiệp ước giải trừ vũ khí, điều đôi khi làm trầm trọng thêm mối quan hệ hai nước giống như từng xảy ra dưới thời chính quyền Obama.

Vấn đề Ukraine và an ninh châu Âu

Chuyên gia Sergei Karaganov cũng tin rằng Tổng thống Putin và Tổng thống Trump có thể đồng ý chấm dứt căng thẳng Nga-NATO ở Đông Âu. Điều này có khả năng xảy ra khi ông Trump không giống như người tiền nhiệm của mình, không phải là một người dành nhiều sự quan tâm tới Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

"Moscow và Washington sẽ đóng băng tình hình hiện tại trên cơ sở song phương, bao gồm cả ở Ukraine. Trong đó đồng nối lại các liên lạc quân sự giữa quân đội Nga và NATO với mục đích giải phóng tất cả ra khỏi thế đối đầu vô ích", Karaganov mô tả kịch bản lạc quan nhất có thể sớm thành hiện thực. Tuy nhiên, chuyên gia này thừa nhận rằng thời gian của một cuộc điện đàm là không đủ để nhà lãnh đạo Nga-Mỹ đi đến tận cùng của vấn đề.

Số phận người Nga trong các nhà tù Mỹ

Một vấn đề khác mà Nga và Mỹ có thể tìm thấy một sự thỏa hiệp là sự việc liên quan đến hai công dân Nga Viktor Bout và Konstantin Yaroshenko đang bị giữ tại nhà tù Mỹ.

Bout bị án tù sau khi bị bắt tại Bangkok hồi năm 2008 do bị buộc tội mua bán vũ khí bất hợp pháp. Trong khi Yaroshenko bị các lực lượng đặc biệt của Mỹ bắt giữ tại Liberia trong năm 2010 với tội danh buôn lậu ma túy.

Nga đã yêu cầu dẫn độ công dân của mình rất nhiều lần, nhưng không thành công. Chuyên gia Andrei Sushentsov cho rằng ông Trump sau khi thảo luận tình hình với Tổng thống Putin có thể sẽ đồng ý đưa các công dân người Nga này trở về quê hương.

"Xu hướng này đã dần bắt đầu dưới thời chính quyền Obama và tôi nghĩ rằng danh tiếng của Trump sẽ không bị ảnh hưởng nếu ông ấy tiếp tục thúc đẩy nó", Sushentsov nói.

Tác giả bài viết: Quốc Vinh

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok