Cuộc sống

5 "bảo bối" ngừa ung thư tốt cực nhưng lại bị vứt bỏ trước khi ăn

Theo các nghiên cứu, nhiều chất dinh dưỡng và thành phần ngăn ngừa ung thư nằm ở vỏ và rễ rau củ. Thói quen sơ chế của chị em đã vô tình vứt bỏ nguồn thực phẩm quý giá này.

5 "bảo bối" phòng ung thư đã bị vứt bỏ trước khi ăn

Bệnh ung thư càng ngày càng phổ biến, được xem là "hung thần" hay "sát thủ" đáng sợ với bất kỳ ai.

Do quá trình điều trị vô cùng khó khăn, tốn kém cộng với xác suất chữa khỏi thấp nên việc phòng bệnh được các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thực hiện triệt để.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ăn uống đúng cách được các nghiên cứu cho biết có thể phòng tránh ung thư với tỉ lệ cao. Tuy nhiên do thói quen chế biến của mẹ Việt hiện nay đã vô tình vứt bỏ những phần thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả.

1. Vỏ quả cà tím

Do lo sợ ăn phải dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên nhiều người khi chế biến món cà tím đã gọt vỏ vứt đi.

Đáng tiếc rằng vỏ cà tím chính là phần quan trọng cần phải giữ lại bởi nó chứa một lượng lớn vitamin B, chất này sẽ kết hợp với vitamin C tạo nên quá trình trao đổi chất tốt cho cơ thể.

Các nghiên cứu đã tìm thấy chất chống ung thư trong vỏ cà tím rất mạng, hiệu quả chống ung thư của vỏ cà tím thậm chí còn được cho là mạnh hơn cả chất interferon trong thuốc chống ung thư.

Gọt bỏ vỏ cà tím vô tình bỏ đi "bảo bối" ngừa ung thư (Ảnh minh họa)


2. Vảy cá

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng tìm thấy vảy cá chứa chất lecithin, các axit béo không bão hòa, nhiều loại khoáng chất, đặc biệt là canxi, hàm lượng phốt pho cao… được coi là những chất có thể chăm sóc sức khỏe đặc biệt.

Những chất này giúp tăng cường trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa các tế bào não, ngăn ngừa cao huyết áp và bệnh tim.

Ngoài ra, ăn vảy cá còn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em, loãng xương và gãy xương ở người cao tuổi.

Cá có vảy mềm thì không nên cạo bỏ, ăn cả vảy sẽ thêm phần dinh dưỡng (Ảnh minh họa)


3. Bã đậu phụ

Nhiều người làm sữa đậu nành hay đậu phụ sau khi lấy phần sữa thường bỏ đi phần bã vì cho rằng nó đã hết chất.

Trên thực tế, trong bã đậu phụ còn có hàm lượng dinh dưỡng khá cao bao gồm chất xơ, canxi. Là một nguyên liệu để chế biến một món ăn mới với ít chất béo, chứa chất chống ung thư, giúp đại tiện thuận lợi, hạ lipid máu, hạ đường huyết, giảm cân.

Nếu thêm trứng, hành lá, gia vị sẽ trở thành một món bánh xèo, có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống độ nhớt máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, ung thư ruột kết...

Bã đậu phụ có thể làm nguyên liệu để chế biến thành các món ăn khác (Ảnh minh họa)


4. Rễ rau củ

Theo thói quen, khi sơ chế thực phẩm chúng ta thường cắt bỏ lá hỏng và gốc rễ của rau củ. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rễ rau mùi tây, rễ cần tây, vỏ củ cải rất giàu vitamin C và chất xơ cùng các chất dinh dưỡng khác.

Nếu chỉ cần dùng một chút muối, giấm, nước tương, gia vị đơn giản khác trong bếp có thể làm thành các món muối trộn, là món ăn tốt giúp chữa huyết áp thấp.

Đây cũng là món ăn làm giảm mỡ máu, là thực phẩm lý tưởng để ngăn ngừa táo bón, ung thư ruột kết và các bệnh khác.

Nhiều loại thân, gốc và rễ cây có tác dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)


5. Màng vỏ cam quýt

Một số người khi ăn cam quýt thường có thói quen bóc sạch vỏ bóc hết cả phần màng xơ vì cho rằng nó không có chất mà lại khó ăn.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy trong màng xơ ở vỏ cam quýt chứa một chất gọi là Rutin, một loại có thể kết hợp với Vitamin C có tác dụng tăng hiệu quả chữa một số loại bệnh.

Rutin có thể làm cho huyết quản bảo đảm duy trìn độ đàn hồi và mật độ thành mạch máu, ngăn ngừa chảy máu mao mạch, giúp giảm triệu chứng tăng huyết áp, đột quỵ, xuất huyết võng mạc và đái tháo đường.

Xơ vỏ cam quýt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)


Sau khi biết được điều này, các chị em nội trợ nhớ "tận dụng" hết các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, để không bị lãng phí những thành phần quan trọng đối với sức khỏe.

Tác giả bài viết: Vân Hồng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok