Mùi hôi ở miệng phần lớn là do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (Volatiti Sulfur Compounds). người ta tính ra có tới 400VSC khác nhau trong hơi thở của một người trung bình. Nhưng 3 chất chính gây ra hôi miệng đó là:
Hôi miệng giúp bạn khử mùi hôi miệng. |
Hydrogen sulfide (H2S): có mùi hôi trứng thối.
Methyl Mercaptan (CH3SH) là chất pha vào gaz để nhận biết khi gaz xì vì có mùi rất nồng.
Dimethyl sulfide (CH3SCH3).
Một khi các hợp chất này hình thành ở miệng thì nó được hoà tan trong nước bọt và được ngấm vào màng niêm trong miệng nhờ đó ta không bị hôi miệng.
Nếu các hợp chất này hình thành quá nhiều, vuợt qua khả năng hấp thu của nước bọt và màng niêm trong miệng, thì khi đó có mùi hôi và khi nồng độ mùi hôi tăng cao ở mức mà người đối diện cảm nhận được, lúc đó ta bị chứng hôi miệng.
Loại nước ngậm hết hôi miệng
Dùng trà xanh
Y học hiện đại chỉ ra hai nguyên tố vi lượng kali và fluor trong trà xanh, có công dụng đặc biệt trong việc chống sâu răng, trị viêm nướu răng, giảm mùi hôi cho hơi thở. Bạn hãy hình thành thói quen ngậm nước trà xanh đặc sau khi đánh răng 15 phút hoặc uống 2-3 ly trà xanh/ngày để giúp tiêu diệt sạch vi khuẩn, hạn chế mùi hôi miệng nhanh chóng.
Giấm táo
Do tính chất axit, giấm táo là một phương thuốc tuyệt vời cho hơi thở có mùi. Lấy một muỗng canh giấm táo pha loãng trong một cốc nước trước khi ăn. Giấm có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như chữa bệnh hôi miệng. Cũng hãy uống một muỗng canh giấm táo sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng có thể súc miệng với giấm táo hòa với một cốc nước.
Dùng nước vo gạo
Trong nước gạo có chứa vitamin PP, giúp tẩy sạch chất bẩn đóng quanh răng và cải thiện cả tình trạng sâu răng. Hàng ngày, hãy dùng nước vo gạo đặc để đánh răng và súc miệng 2 lần vào buổi sáng và tối, tình trạng sâu răng, hôi miệng của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Tác giả: Hải Đường (TH)
Nguồn tin: tieudung.vn