Nợ đọng gia tăng
Theo lãnh đạo Ban Thu (BHXH Việt Nam), số nợ 1.400 tỷ đồng có khả năng mất trắng là do các doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản. Quyền lợi của người lao động sẽ không được đảm bảo, trong khi trước đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH cho doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật BHXH 2014, có hiệu lực từ 1/1/2016, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) có trách nhiệm khởi kiện các doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH. Luật đã có hiệu lực hơn 1 năm nay, nhưng câu chuyện khởi kiện doanh nghiệp rất khó thực hiện.
Hiện, có 3 hình thức nợ BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động gồm: Một là trường hợp người lao động bị doanh nghiệp nợ đóng toàn bộ và hoàn toàn không được thụ hưởng chính sách BHXH. Hai là một số doanh nghiệp làm ăn được nhưng cố tình chây ì không đóng BHXH cho người lao động và cuối cùng là trường hợp một bộ phận doanh nghiệp thực sự khó khăn, không có khả năng đóng.
Liên quan đến vấn đề nợ đọng BHXH, trả lời PV Tiền Phong, ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, quan điểm của Bộ LĐ-TB&XH là phải đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động vì người lao động đã bị chủ sử dụng lao động trích tiền đóng BHXH. Người lao động đã hoàn thành nghĩa vụ đóng trước đó nhưng chủ sử dụng lại không đóng. Do đó, trách nhiệm ở đây thuộc về chủ sử dụng lao động. Tuy vậy, ở góc độ là cơ quan quản lý nhà nước, ông Trần Hải Nam thừa nhận, vai trò quản lý nhà nước về kiểm tra, xử lý, giám sát doanh nghiệp chưa được sát sao, kịp thời, dẫn tới quyền lợi của người lao động bị vi phạm.
Về phía cơ quan khởi kiện, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho PV Tiền Phong biết, theo Luật BHXH năm 2006, việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH là do cơ quan BHXH tiến hành. Nhưng khi Luật BHXH 2014 ra đời, chuyển giao việc khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động cho cơ quan Công đoàn. Sở dĩ quy định như vậy vì Luật BHXH 2014 đã giao cho cơ quan BHXH chức năng thanh tra đóng BHXH và có quyền xử phạt các hành vi vi phạm. Chính vì vậy, Quốc hội khi thảo luận, việc cơ quan BHXH đã có quyền thanh tra, xử phạt thì không khởi kiện nữa. Lúc này, hành vi nợ BHXH chính là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, việc khởi kiện chuyển sang cơ quan Công đoàn.
Theo ông Quảng, cơ quan Công đoàn đã ngay lập tức tiếp nhận mặc dù Luật BHXH 2014 chính thức có hiệu lực từ 1/1/2016. Tổ chức Công đoàn và BHXH đã phối hợp rất chặt chẽ, đã ký quy chế phối hợp về cung cấp thông tin. Đến nay, đã có 59 Liên đoàn Lao động tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp về cung cấp thông tin. Có thể nói, trong quá trình này, BHXH đã đồng hành với tổ chức Công đoàn. BHXH đã cung cấp cho 52 Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố tiếp nhận 1.150 nghìn hồ sơ doanh nghiệp nợ BHXH, trong đó ghi rõ thời gian nợ, số nợ để Công đoàn khởi kiện.
Hiện, 11 Liên đoàn Lao động tỉnh đã khởi kiện được 76 doanh nghiệp. Theo dự kiến báo cáo của 16 Liên đoàn Lao động tỉnh, trong tháng 2/2017, sẽ khởi kiện tiếp 74 doanh nghiệp nữa. Như vậy, tổng cộng đến thời điểm này, tổ chức Công đoàn đã khởi kiện đến Toà án 141 doanh nghiệp nợ BHXH. Nhiều Liên đoàn Lao động tỉnh, còn gửi thông báo đến Toà án, đến doanh nghiệp thông báo sẽ khởi kiện nếu doanh nghiệp không khắc phục. Cùng với các cơ quan chức năng đôn đốc, đã có 21 tỷ đồng các doanh nghiệp đóng trước khi bị khởi kiện.
Nhiều khó khăn khi khởi kiện
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng quá trình khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH hiện đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì theo quy trình của tranh chấp lao động tập thể. Giữa các văn bản hiện nay chưa đồng bộ, thống nhất (giữa Luật BHXH với Bộ luật Lao động; giữa Luật Công đoàn với Bộ luật Tố tụng Dân sự…). Hiện, Công đoàn nộp 74 đơn khởi kiện thì có 12 đơn bị Toà án trả lại. Còn lại, các vụ việc cũng chưa được Toà án đưa ra xét xử theo trình tự thủ tục.
Theo ông Quảng, theo trình tự thủ tục tố tụng, theo tranh chấp lao động, việc khởi kiện phải là Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cơ sở phải ủy quyền cho Công đoàn cấp trên. “Tuy nhiên, hiện nay nói thật Công đoàn cơ sở rất ngại khởi kiện người sử dụng lao động. Họ không dám khởi kiện và cũng không dám ủy quyền. 12 hồ sơ khởi kiện bị trả là do không có thủ tục ủy quyền. Hơn nữa, trình tự thủ tục khởi kiện rất phức tạp, phải qua các bước giải quyết của tranh chấp lao động tập thể (phải qua hoà giải, không đồng ý thì lên Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết hoặc quá thời hạn không giải quyết thì mới tiến hành thủ tục khởi kiện…)”, ông Quảng cho biết.
Theo lãnh đạo Ban Thu (BHXH Việt Nam), số nợ 1.400 tỷ đồng có khả năng mất trắng là do các doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản. Quyền lợi của người lao động sẽ không được đảm bảo, trong khi trước đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH cho doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật BHXH 2014, có hiệu lực từ 1/1/2016, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) có trách nhiệm khởi kiện các doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH. Luật đã có hiệu lực hơn 1 năm nay, nhưng câu chuyện khởi kiện doanh nghiệp rất khó thực hiện.
Hiện, có 3 hình thức nợ BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động gồm: Một là trường hợp người lao động bị doanh nghiệp nợ đóng toàn bộ và hoàn toàn không được thụ hưởng chính sách BHXH. Hai là một số doanh nghiệp làm ăn được nhưng cố tình chây ì không đóng BHXH cho người lao động và cuối cùng là trường hợp một bộ phận doanh nghiệp thực sự khó khăn, không có khả năng đóng.
Liên quan đến vấn đề nợ đọng BHXH, trả lời PV Tiền Phong, ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, quan điểm của Bộ LĐ-TB&XH là phải đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động vì người lao động đã bị chủ sử dụng lao động trích tiền đóng BHXH. Người lao động đã hoàn thành nghĩa vụ đóng trước đó nhưng chủ sử dụng lại không đóng. Do đó, trách nhiệm ở đây thuộc về chủ sử dụng lao động. Tuy vậy, ở góc độ là cơ quan quản lý nhà nước, ông Trần Hải Nam thừa nhận, vai trò quản lý nhà nước về kiểm tra, xử lý, giám sát doanh nghiệp chưa được sát sao, kịp thời, dẫn tới quyền lợi của người lao động bị vi phạm.
Về phía cơ quan khởi kiện, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho PV Tiền Phong biết, theo Luật BHXH năm 2006, việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH là do cơ quan BHXH tiến hành. Nhưng khi Luật BHXH 2014 ra đời, chuyển giao việc khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động cho cơ quan Công đoàn. Sở dĩ quy định như vậy vì Luật BHXH 2014 đã giao cho cơ quan BHXH chức năng thanh tra đóng BHXH và có quyền xử phạt các hành vi vi phạm. Chính vì vậy, Quốc hội khi thảo luận, việc cơ quan BHXH đã có quyền thanh tra, xử phạt thì không khởi kiện nữa. Lúc này, hành vi nợ BHXH chính là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, việc khởi kiện chuyển sang cơ quan Công đoàn.
Theo ông Quảng, cơ quan Công đoàn đã ngay lập tức tiếp nhận mặc dù Luật BHXH 2014 chính thức có hiệu lực từ 1/1/2016. Tổ chức Công đoàn và BHXH đã phối hợp rất chặt chẽ, đã ký quy chế phối hợp về cung cấp thông tin. Đến nay, đã có 59 Liên đoàn Lao động tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp về cung cấp thông tin. Có thể nói, trong quá trình này, BHXH đã đồng hành với tổ chức Công đoàn. BHXH đã cung cấp cho 52 Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố tiếp nhận 1.150 nghìn hồ sơ doanh nghiệp nợ BHXH, trong đó ghi rõ thời gian nợ, số nợ để Công đoàn khởi kiện.
Hiện, 11 Liên đoàn Lao động tỉnh đã khởi kiện được 76 doanh nghiệp. Theo dự kiến báo cáo của 16 Liên đoàn Lao động tỉnh, trong tháng 2/2017, sẽ khởi kiện tiếp 74 doanh nghiệp nữa. Như vậy, tổng cộng đến thời điểm này, tổ chức Công đoàn đã khởi kiện đến Toà án 141 doanh nghiệp nợ BHXH. Nhiều Liên đoàn Lao động tỉnh, còn gửi thông báo đến Toà án, đến doanh nghiệp thông báo sẽ khởi kiện nếu doanh nghiệp không khắc phục. Cùng với các cơ quan chức năng đôn đốc, đã có 21 tỷ đồng các doanh nghiệp đóng trước khi bị khởi kiện.
Nhiều khó khăn khi khởi kiện
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng quá trình khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH hiện đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì theo quy trình của tranh chấp lao động tập thể. Giữa các văn bản hiện nay chưa đồng bộ, thống nhất (giữa Luật BHXH với Bộ luật Lao động; giữa Luật Công đoàn với Bộ luật Tố tụng Dân sự…). Hiện, Công đoàn nộp 74 đơn khởi kiện thì có 12 đơn bị Toà án trả lại. Còn lại, các vụ việc cũng chưa được Toà án đưa ra xét xử theo trình tự thủ tục.
Theo ông Quảng, theo trình tự thủ tục tố tụng, theo tranh chấp lao động, việc khởi kiện phải là Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cơ sở phải ủy quyền cho Công đoàn cấp trên. “Tuy nhiên, hiện nay nói thật Công đoàn cơ sở rất ngại khởi kiện người sử dụng lao động. Họ không dám khởi kiện và cũng không dám ủy quyền. 12 hồ sơ khởi kiện bị trả là do không có thủ tục ủy quyền. Hơn nữa, trình tự thủ tục khởi kiện rất phức tạp, phải qua các bước giải quyết của tranh chấp lao động tập thể (phải qua hoà giải, không đồng ý thì lên Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết hoặc quá thời hạn không giải quyết thì mới tiến hành thủ tục khởi kiện…)”, ông Quảng cho biết.
Tác giả bài viết: Phong Cầm
Nguồn tin: