>> Đề nghị kỷ luật ông Võ Kim Cự liên quan sai phạm vụ Formosa
>> Ông Võ Kim Cự: Từ ‘không gì sai’ đến trách nhiệm vụ Formosa
>> Ông Võ Kim Cự: Từ ‘không gì sai’ đến trách nhiệm vụ Formosa
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra thông cáo kỳ họp thứ 11, đề nghị xem xét, kỷ luật một loạt cán bộ, đơn vị do có những sai phạm nghiêm trọng trong vụ Formosa ở Hà Tĩnh.
Đây là động thái tích cực của một cơ quan Trung ương trong việc cương quyết xử lý cán bộ sai phạm, được người dân đồng tình ủng hộ. Bởi xử lý nghiêm cán bộ sai phạm trong việc gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng này là điều được người dân hết sức chờ đợi.
Đây là động thái tích cực của một cơ quan Trung ương trong việc cương quyết xử lý cán bộ sai phạm, được người dân đồng tình ủng hộ. Bởi xử lý nghiêm cán bộ sai phạm trong việc gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng này là điều được người dân hết sức chờ đợi.
PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn ĐBQH Phạm Văn Hòa (ủy ban Pháp luật của Quốc hội) về việc này.
Trong kết luận các nội dung của kỳ họp thứ 11, ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến sai phạm từ vụ Formosa. Ông có đánh giá như thế nào về việc này?
Tôi nghĩ rằng, đây là một việc đáng vui mừng, góp phần lấy lại niềm tin trong nhân dân. Trách nhiệm của phía Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các tỉnh miền Trung đã được làm rõ và Công ty này cũng đã bồi thường để khắc phục sự cố. Tuy nhiên, điều mà nhân dân và cử tri cả nước chờ đợi hơn cả vấn là việc tiến hành xử lý cán bộ liên quan sai phạm sẽ như thế nào.
Bởi rõ ràng khi nhìn vào sự việc đã qua có thể thấy, công tác quản lý nhà nước của chúng ta, cụ thể là của Hà Tĩnh và bộ Tài nguyên và Môi trường, hết sức lỏng lẻo. Thậm chí, không phải chỉ là sơ suất bình thường mà một số cán bộ quản lý nhà nước quá dễ dãi nên phía Formosa mới có những hành vi gây nguy hại như vậy.
Nếu cán bộ quản lý có trách nhiệm, thẩm định rõ ràng, kỹ lưỡng, thường xuyên kiểm tra xem xét thì tôi tin sẽ không có những vụ việc đau lòng như vậy xảy ra.
Sau khi sự cố xảy ra, trên tinh thần trách nhiệm, tất cả vì nhân dân, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để xử lý khắc phục hậu quả. Nhưng đáng buồn khi ở ngay tại địa phương, các đơn vị liên quan lại có hiện tượng đổi cho chỗ này chỗ khác. Quả bóng trách nhiệm bị đá từ đơn vị này sang đơn vị khác khiến cấp Trung ương phải vào cuộc. Tôi thấy rất đáng buồn vì điều đó.
Trong kết luận các nội dung của kỳ họp thứ 11, ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến sai phạm từ vụ Formosa. Ông có đánh giá như thế nào về việc này?
Tôi nghĩ rằng, đây là một việc đáng vui mừng, góp phần lấy lại niềm tin trong nhân dân. Trách nhiệm của phía Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các tỉnh miền Trung đã được làm rõ và Công ty này cũng đã bồi thường để khắc phục sự cố. Tuy nhiên, điều mà nhân dân và cử tri cả nước chờ đợi hơn cả vấn là việc tiến hành xử lý cán bộ liên quan sai phạm sẽ như thế nào.
Bởi rõ ràng khi nhìn vào sự việc đã qua có thể thấy, công tác quản lý nhà nước của chúng ta, cụ thể là của Hà Tĩnh và bộ Tài nguyên và Môi trường, hết sức lỏng lẻo. Thậm chí, không phải chỉ là sơ suất bình thường mà một số cán bộ quản lý nhà nước quá dễ dãi nên phía Formosa mới có những hành vi gây nguy hại như vậy.
Nếu cán bộ quản lý có trách nhiệm, thẩm định rõ ràng, kỹ lưỡng, thường xuyên kiểm tra xem xét thì tôi tin sẽ không có những vụ việc đau lòng như vậy xảy ra.
Sau khi sự cố xảy ra, trên tinh thần trách nhiệm, tất cả vì nhân dân, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để xử lý khắc phục hậu quả. Nhưng đáng buồn khi ở ngay tại địa phương, các đơn vị liên quan lại có hiện tượng đổi cho chỗ này chỗ khác. Quả bóng trách nhiệm bị đá từ đơn vị này sang đơn vị khác khiến cấp Trung ương phải vào cuộc. Tôi thấy rất đáng buồn vì điều đó.
Trong số những cá nhân bị đề nghị xem xét kỷ luật lần này, ông Võ Kim Cự được cho là người chịu trách nhiệm chính trong vụ Formosa ở Hà Tĩnh. Ông nghĩ sao khi ông Võ Kim Cự đang là ủy viên ủy ban Kinh tế của Quốc hội?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ rõ những sai phạm và đề nghị kiểm điểm trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị liên quan. Tôi nghĩ rằng, sẽ căn cứ vào những vi phạm cụ thể để có hình thức kỷ luật hợp lý.
Việc ông Võ Kim Cự có còn được là đại biểu Quốc hội nữa hay không thì tùy vào tính chất, mức độ sai phạm của ông này trong vụ việc Formosa cũng như sự thành khẩn của ông Võ Kim Cự trong thời gian tới. Chúng ta phải chờ đợi kết quả cụ thể, căn cứ vào đó sẽ có biểu quyết thích đáng về tư cách đại biểu Quốc hội của ông Cự như thế nào.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, ông Cự nhiều lần khẳng định việc cấp phép cho Formosa là không có gì sai. Có ý kiến cho rằng, ông Cự không thể không biết mình sai và đó là biểu hiện của trốn tránh trách nhiệm. Điều này có phù hợp với một cán bộ cấp cao từng thuộc diện Trung ương quản lý không, thưa ông?
Ông Võ Kim Cự có sai phạm nghiêm trọng trong thời điểm còn làm các chức vụ quan trọng ở Hà Tĩnh và để lại nhiều “dấu ấn” với sai phạm của Formosa. Nhưng qua trả lời báo chí, ông Cự lại càng thể hiện sự thiếu trách nhiệm, không thành thật với chính mình, với nhân dân, với Đảng và với các đại biểu khác.
Rõ ràng còn có sự quanh co, đổ lỗi, thoái thác trách nhiệm. Trong khi đó, là người đứng đầu một tỉnh và quyết định việc cho Formosa vào Việt Nam như thế, ông Cự không thể không có trách nhiệm. Ông Cự sẽ phải là người biết rõ nhất điều này.
Vậy xin được hỏi suy nghĩ của cá nhân ông về việc này?
Với những sai phạm ở vụ Formosa, cùng với sự thiếu thành khẩn, né tránh trách nhiệm, quanh co sau khi sự cố môi trường xảy ra thì tôi nghĩ rằng, một công dân, một cử tri bình thường sẽ khó chấp nhận ông Cự làm đại biểu Quốc hội, nhất là người đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực cao nhất.
Bởi, một đại biểu dân cử trước hết phải trung thực vì lợi ích của nhân dân, dám nói lên tiếng nói của cử tri và cũng dám chịu trách nhiệm trước cử tri về việc làm của mình. Nhân vô thập toàn, ai cũng có thể mắc lỗi lầm nhưng khi có sai phạm cần phải thành khẩn nhận lỗi để khắc phục hậu quả, xin lỗi nhân dân để được nhân dân thông cảm, bỏ qua lỗi lầm.
Tôi nghĩ rằng, sai mà xin lỗi là chuyện hết sức bình thường. Đó cũng là văn hóa ứng xử cần thiết. Sai thì nên xin lỗi và sửa sai.
Nếu phát hiện sớm vụ việc này, tôi nghĩ sẽ không ai giới thiệu ông Võ Kim Cự ứng cử đại biểu Quốc hội. Vì lãnh đạo là được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao phó trách nhiệm, nên tôi nghĩ khi ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ rõ sai phạm, ông Võ Kim Cự nên công khai xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân để giữ lại một chút được tôn trọng.
Nếu vụ việc ông Cự không giải quyết xử lý thỏa đáng thì chắc chắn, kỳ họp Quốc hội tới đây, tôi sẽ đặt vấn đề này. Và tôi tin, nhiều đại biểu Quốc hội cũng sẽ đặt vấn đề giống tôi.
Trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ rõ những sai phạm và đề nghị kiểm điểm trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị liên quan. Tôi nghĩ rằng, sẽ căn cứ vào những vi phạm cụ thể để có hình thức kỷ luật hợp lý.
Việc ông Võ Kim Cự có còn được là đại biểu Quốc hội nữa hay không thì tùy vào tính chất, mức độ sai phạm của ông này trong vụ việc Formosa cũng như sự thành khẩn của ông Võ Kim Cự trong thời gian tới. Chúng ta phải chờ đợi kết quả cụ thể, căn cứ vào đó sẽ có biểu quyết thích đáng về tư cách đại biểu Quốc hội của ông Cự như thế nào.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, ông Cự nhiều lần khẳng định việc cấp phép cho Formosa là không có gì sai. Có ý kiến cho rằng, ông Cự không thể không biết mình sai và đó là biểu hiện của trốn tránh trách nhiệm. Điều này có phù hợp với một cán bộ cấp cao từng thuộc diện Trung ương quản lý không, thưa ông?
Ông Võ Kim Cự có sai phạm nghiêm trọng trong thời điểm còn làm các chức vụ quan trọng ở Hà Tĩnh và để lại nhiều “dấu ấn” với sai phạm của Formosa. Nhưng qua trả lời báo chí, ông Cự lại càng thể hiện sự thiếu trách nhiệm, không thành thật với chính mình, với nhân dân, với Đảng và với các đại biểu khác.
Rõ ràng còn có sự quanh co, đổ lỗi, thoái thác trách nhiệm. Trong khi đó, là người đứng đầu một tỉnh và quyết định việc cho Formosa vào Việt Nam như thế, ông Cự không thể không có trách nhiệm. Ông Cự sẽ phải là người biết rõ nhất điều này.
Vậy xin được hỏi suy nghĩ của cá nhân ông về việc này?
Với những sai phạm ở vụ Formosa, cùng với sự thiếu thành khẩn, né tránh trách nhiệm, quanh co sau khi sự cố môi trường xảy ra thì tôi nghĩ rằng, một công dân, một cử tri bình thường sẽ khó chấp nhận ông Cự làm đại biểu Quốc hội, nhất là người đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực cao nhất.
Bởi, một đại biểu dân cử trước hết phải trung thực vì lợi ích của nhân dân, dám nói lên tiếng nói của cử tri và cũng dám chịu trách nhiệm trước cử tri về việc làm của mình. Nhân vô thập toàn, ai cũng có thể mắc lỗi lầm nhưng khi có sai phạm cần phải thành khẩn nhận lỗi để khắc phục hậu quả, xin lỗi nhân dân để được nhân dân thông cảm, bỏ qua lỗi lầm.
Tôi nghĩ rằng, sai mà xin lỗi là chuyện hết sức bình thường. Đó cũng là văn hóa ứng xử cần thiết. Sai thì nên xin lỗi và sửa sai.
Nếu phát hiện sớm vụ việc này, tôi nghĩ sẽ không ai giới thiệu ông Võ Kim Cự ứng cử đại biểu Quốc hội. Vì lãnh đạo là được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao phó trách nhiệm, nên tôi nghĩ khi ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ rõ sai phạm, ông Võ Kim Cự nên công khai xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân để giữ lại một chút được tôn trọng.
Nếu vụ việc ông Cự không giải quyết xử lý thỏa đáng thì chắc chắn, kỳ họp Quốc hội tới đây, tôi sẽ đặt vấn đề này. Và tôi tin, nhiều đại biểu Quốc hội cũng sẽ đặt vấn đề giống tôi.
Trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
Tác giả bài viết: Dương Thu
Nguồn tin: