Giáo dục

'Cái áo' xét tuyển chung đã chật!

Việc các trường ĐH, CĐ xét tuyển từ kết quả chung của kỳ thi THPT quốc gia đang ngày càng bộc lộ điểm yếu cốt tử của nó.


thpt18 vswk
Thí sinh thi THPT quốc gia 2016 tại TP.HCMẢnh: Bạch Dương

Đó là khi mà số lượng TS không đủ cho các trường xét tuyển, các trường bắt đầu tìm mọi cách giành giựt TS.

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, năm nay số lượng TS dự thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ là 519.497 (chiếm 59% tổng số TS dự thi - bằng tỷ lệ năm 2015). Số TS dự thi tự do là 81.770 TS. Nếu trừ đi TS bỏ thi, điểm liệt, rớt tốt nghiệp, thì số lượng TS tham gia xét tuyển sẽ chưa tới 600.000 TS. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu xét tuyển của các trường ĐH, CĐ năm nay là 647.000 (chênh lệch 47.000). Đặc biệt, trong số này, TS có mức điểm từ 24 trở lên giảm mạnh so với năm ngoái. Chứng tỏ nguồn tuyển năm nay có chiều hướng giảm.

Lo âu về việc thiếu TS khiến một số trường ĐH công lập đưa ra mức điểm xét tuyển từ 15, bằng với ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT. Mặc dù mọi năm điểm chuẩn của đa số ngành các trường này cao hơn điểm sàn từ 4 - 5 điểm trở lên. Chính vì nguồn tuyển khó nên các trường lại đặt mức điểm “sàn” thấp. ĐH Quốc gia TP.HCM đang gây tranh cãi với mức điểm xét tuyển như vậy. Còn Trường ĐH Y Hà Nội cũng đưa ra mức xét tuyển là 18 điểm, trong khi năm 2015 điểm chuẩn của trường này là từ 23 - 27,75 điểm.

Sự lo ngại lan mạnh nhất đến các trường ĐH ngoài công lập. Các trường này dùng mọi cách để lôi kéo TS về trường mình. TS đến trường nộp hồ sơ, chỉ cần đủ điểm xét tuyển là được thông báo trúng tuyển và làm thủ tục nhập học. Cách làm này còn được áp dụng rộng rãi với cách xét tuyển bằng học bạ. Dù chưa hết hạn nhận hồ sơ và thông báo mức điểm trúng tuyển, TS cứ đến trường là được nhập học.

Rõ ràng điểm yếu của việc xét tuyển chung ngày càng lộ ra. Một “cái áo” chung dành cho tất cả các trường không bao giờ là đủ và vừa vặn. Chưa kể, mỗi trường đều có nhu cầu, mong muốn riêng về số lượng, chất lượng...
Với tình hình tuyển sinh như hiện tại, Bộ GD-ĐT không thể kéo dài câu chuyện “cha chung” trong xét tuyển. Việc giao lại cho các trường tự tổ chức thi là cần thiết và cần làm ngay trong năm tới.

Tác giả bài viết: Đăng Nguyên

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok