Trong tỉnh

Thanh Hóa: Sau lũ dữ, bản Sa Ná lại ngập trong... gỗ

Sau trận lũ quét đi qua, bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn - Thanh Hóa) ngập tràn trong gỗ, với nhiều loại cây khác nhau.

Sau lũ quét cả bản Sa Ná ngập tràn thân cây gỗ tự nhiên.

Theo ghi nhận của PV Infonet, bản Sa Ná, sau trận lũ quét kinh hoàng cuốn trôi 24 ngôi nhà và nhiều người mất tích, ngay từ đầu bản ở dọc khu vực suối Son xuất hiện ngổn ngang những thân cây gỗ dài ngắn các loại với đủ kích thước.

Những cây gỗ theo suối Son đổ về bản.

Trong đó, có những cây dài từ 5-30m, có cây đường kính từ 40-200cm, nhiều gốc cây bị bật rễ, nhiều cây bị lũ cắt ngang thân. Đáng chú ý có nhiều tấm bìa gỗ, tấm gỗ được xẻ... trôi ngổn ngang khắp bản Sa Ná.

Theo người dân địa phương, vào sáng 3/8, một trận lũ quét mang theo đất đá và nhiều cây gỗ lớn đổ ầm ầm như tiếng bom dọc suối Son đã xô đổ nhiều ngôi nhà, cuốn trôi nhiều nhà, tài sản và con người bản Sa Ná ra sông Luồng.

Gỗ nằm ngổn ngang cả trên bản và sân nhà dân.

Không chỉ bản Sa Ná nhiều gỗ mà dọc sông Luồng, sông Mã và bãi biển Sầm Sơn cũng xuất hiện lượng lớn gốc cây và các thân cây gỗ được đưa từ vùng thượng nguồn về.

Ngay sau đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 335/CCKL-TTrPC, gửi Hạt trưởng Kiểm lâm các huyện miền núi về việc thống kê, xử lý gỗ, củi nhân dân trục vớt được sau bão số 3 dọc một số sông, suối như sau:

Có những thân cây bị lũ cắt ngang đường kính cả trăm cm.

Hạt Kiểm lâm phối hợp với phòng Tài chính-kế hoạch, tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo UBND các xã kiểm tra, xác định nguồn gốc, chủ sở hữu gỗ hợp pháp thì trả lại để sử dụng tại chỗ.

Dài cả 30-40m một cây gỗ lớn...

Còn đối với gỗ có nguồn gốc tự nhiên bị lũ cuốn trôi là tài sản nhà nước do thiên tai cuốn trôi theo khe, suối, sông theo nguyên tắc là phải thu hồi xác lập quyền sở hữu nhà nước.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 229, Bộ Luật Dân sự 2015 thì tài sản không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hợp pháp không đến nhận mà không có lý do chính đáng... sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.

Gỗ bị bùn đất vùi lấp dọc suối.

Gỗ ngổn ngang khắp cả bản.

Gỗ vây quanh các ngôi nhà...

Trôi nguyên cả gốc rễ về bản Sa Ná.

Nhiều thân rễ cũng bị lũ cuốn trôi về bản.

Gỗ được trôi từ thượng nguồn giáp Lào theo suối Son về Sa Ná.

Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa yêu cầu thống kê, xử lý số gỗ trên theo quy định của pháp luật.

Lượng lớn thân cây gỗ lớn về cuốn trôi nhiều ngôi nhà và tài sản của bản Sa Ná.

Tác giả: Trần Nghị

Nguồn tin: Báo Infonet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok