Trong tỉnh

Thanh Hoá: Hỗ trợ 75 triệu đồng cho mỗi nhà dân bị đổ sập, cuốn trôi trong mưa lũ

Nhằm ổn định đời sống nhân dân vừa bị thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khôi phục sản xuất; sửa chữa, khắc phục các công trình.

Theo đó, đối với người chết và mất tích, cấp tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng, huyện hỗ trợ 5,4 triệu đồng; đối với người bị thương hỗ trợ từ 3 - 5 triệu đồng (giao các huyện quyết định mức cụ thể tùy theo mức độ bị thương).

Đợt mưa lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa.
Đợt mưa lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa.

Về nhà ở, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi được hỗ trợ 75 triệu đồng/nhà; nhà ở phải di dời khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà; hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng, hỗ trợ 15 triệu đồng/nhà.

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa cũng hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 3 tháng đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau đợt lũ, lụt.

Nhiều công trình bị mưa lũ tàn phá.
Nhiều công trình bị mưa lũ tàn phá.

Nhằm khắc phục thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa cũng đã có quy định chi tiết mức hỗ trợ.

Theo đó, đối với lúa, ngô, rau màu các loại bị thiệt hại, mức hỗ trợ cao nhất là 3 triệu đồng/ha, thấp nhất là 1 triệu đồng/ha; cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, mức cao nhất là 4 triệu đồng/ha, thấp nhất 2 triệu đồng/ha.

Cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40 triệu đồng/ha; 30% - 70%, hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.

Nhiều bản làng gần như bị xóa sổ.
Nhiều bản làng gần như bị "xóa sổ".

Đối với nuôi thủy, hải sản, như: tôm, cá, nhuyễn thể có mức hỗ trợ cao nhất là 40,5 triệu đồng/ha, thấp nhất là 3 triệu đồng/ha... Về hỗ trợ đối với gia súc, gia cầm, thấp nhất 15 nghìn đồng/con; cao nhất là 6,6 triệu đồng/con.

Việc khắc phục hạ tầng được thực hiện theo nguyên tắc: Công trình do trung ương quản lý (quốc lộ, đê trung ương) đề nghị các bộ, ngành trung ương hỗ trợ khắc phục; công trình do tỉnh quản lý thì tỉnh chịu trách nhiệm khắc phục, sử dụng nguồn ngân sách tỉnh và nguồn trung ương hỗ trợ.

Việc khắc phục hạ tầng được thực hiện theo nguyên tắc: Công trình do trung ương quản lý (quốc lộ, đê trung ương) đề nghị các bộ, ngành trung ương hỗ trợ khắc phục; công trình do tỉnh quản lý thì tỉnh chịu trách nhiệm khắc phục.
Việc khắc phục hạ tầng được thực hiện theo nguyên tắc: Công trình do trung ương quản lý (quốc lộ, đê trung ương) đề nghị các bộ, ngành trung ương hỗ trợ khắc phục; công trình do tỉnh quản lý thì tỉnh chịu trách nhiệm khắc phục.

Các công trình do huyện quản lý, huyện chủ động khắc phục từ nguồn ngân sách huyện và các nguồn đóng góp. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ đối với những nhiệm vụ cấp bách vượt khả năng ngân sách huyện và các trường hợp hư hỏng hoàn toàn.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các ngành, địa phương triển khai thực hiện việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách và mức quy định.

Nhằm khắc phục thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa cũng đã có quy định chi tiết mức hỗ trợ.
Nhằm khắc phục thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa cũng đã có quy định chi tiết mức hỗ trợ.

Đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật Nhà nước về các quyết định, tính chính xác, trung thực của hồ sơ quyết toán theo quy định hiện hành của pháp luật.

Trước đó, như Dân trí phản ánh, đã một năm trôi qua, hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa bị thiệt hại hơn 15 tỷ đồng trong cơn bão số 10 năm 2017 bức xúc vì chậm nhận được hỗ trợ khắc phục hậu quả. Theo đó, các hộ của địa phương này sẽ nhận được khoản tiền hỗ trợ khôi phục sản xuất từ Nhà nước là hơn 2 tỷ đồng.

Hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa bị thiệt hại do cơn bão số 10 năm 2017 vẫn chưa nhận được hỗ trợ.
Hàng trăm hộ nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa bị thiệt hại do cơn bão số 10 năm 2017 vẫn chưa nhận được hỗ trợ.

Tuy nhiên, đến nay, người dân vẫn đang mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ. Huyện Hoằng Hóa đã có công văn gửi lên UBND tỉnh Thanh Hóa để trình bày về sự việc người dân chưa nhận được hỗ trợ thiệt hại nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời từ cấp trên.

Người dân địa phương cho rằng, cùng bị thiệt hại và cùng huyện nhưng lại có xã nhận được, còn xã Hoằng Châu thì vẫn chưa được nhận. Trong khi đó, sau đợt mưa bão năm 2017, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chi 325 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra.

Tác giả: Duy Tuyên

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok