Giáo dục

Sở GD&ĐT Thanh Hóa: Điểm nổi trong công tác sắp xếp mạng lưới trường lớp

Có thể nói, một trong những kết quả đáng ghi nhận đầu tiên của năm học 2017 – 2018 đó là công tác rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã sắp xếp được 44 trường và giảm 22 trường (đạt 27,16% so với kế hoạch); giảm được 36 điểm lẻ của trường tiểu học và 25 điểm lẻ của trường mầm non thuộc địa bàn miền núi.

Năm học 2017-2018, toàn Ngành tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định số 5308/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 của UBND tỉnh về việc quy định sắp xếp các trường tiểu học, THCS và trường có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, theo đó sẽ giảm 114 cơ sở giáo dục công lập. Đến nay, toàn tỉnh đã sắp xếp được 44 trường và giảm 22 trường (đạt 27,16% so với kế hoạch); giảm được 36 điểm lẻ của trường tiểu học và 25 điểm lẻ của trường mầm non thuộc địa bàn miền núi.

Chủ động phối hợp với Sở LĐ - TBXH và các huyện, thị, thành phố thực hiện việc sáp nhập trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp cấp huyện theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT ngày 19/10/2015 của liên bộ Bộ Lao động -Thương binh - Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ. Hiện tại, toàn tỉnh đã sáp nhập và đổi tên được 22/27 trung tâm (thành TTGDNN-GDTX).

Việc sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần tái cơ cấu hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng chất lượng, hiệu quả. Tiêu biểu cho các đơn vị thực hiện tốt, đảm bảo lộ trình là các huyện: Thiệu Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Thường Xuân.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng, tăng cường. Toàn Ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, bố trí điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính các trường THPT trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục tình trạng giáo viên thừa, thiếu; Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh cho phép các huyện, thị, thành phố hợp đồng 1.200 giáo viên mầm non, 104 giáo viên ngoại ngữ (năm 2017). Đến cuối học kỳ I, Khối huyện quản lý đã điều chuyển được 3.424 giáo viên; Khối trực thuộc Sở quản lý đã điều động 70 giáo viên có thời hạn đến giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn còn thiếu. Sau khi sắp xếp, điều chuyển, hiện tại số cán bộ, giáo viên thừa, thiếu so với biên chế tỉnh giao: Khối trường mầm non, tiểu học, THCS thiếu 3.100 người; Khối trường THPT thiếu 377 người.

Từ đó phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt được đẩy mạnh trong toàn Ngành. Năm 2017, có 07 giáo viên và 05 học sinh tiêu biểu được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen và tuyên dương gương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học, trong đó có 01 học sinh được chọn là điển hình tiên tiến toàn quốc; có 7 Nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú…

Tác giả: T.H. – N.H

Nguồn tin: Báo Đại Đoàn Kết

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok